Ninh Bình: 6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 51.000 tỷ đồng

16:59 17/07/2023

Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình đạt 50.985,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, khai khoáng đạt 301,2 tỷ đồng, tăng 8,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 50.026,4 tỷ đồng, tăng 5,8%.

Trong 06 tháng đầu năm 2023 sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình các chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn có chiều hướng tăng. Theo đó, các giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm toàn tỉnh Ninh Bình ước đạt 50.985,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong lĩn vực khai khoáng đạt 301,2 tỷ đồng, tăng 8,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 50.026,4 tỷ đồng, tăng 5,8%; sản xuất, phân phối điện đạt 497,2 tỷ đồng, tăng 3,9%; cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 160,7 tỷ đồng, tăng 10,5%.

Ảnh minh họa
Trong 6 tháng đầu năm 2023 sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình các chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn có chiều hướng tăng.

Các sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng trưởng đáng kể, trong đó có linh kiện điện tử 55,5 triệu cái, tăng 4,3%; xe ô tô từ 5 chỗ ngồi trở lên 25,0 nghìn chiếc, tăng 11,6%; kính máy ảnh 0,9 triệu cái, tăng 35,2%,… Đạt được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, trực tiếp là Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đã điều hành linh hoạt, sâu sát và quyết liệt thêm vào đó là  sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình.

Dự kiến trong 6 tháng cuối năm sẽ có nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành Công Thương tỉnh Ninh Bình, đòi hỏi đơn vị, các cấp, nghành cũng như doanh nghiệp phải hết sức tập trung vào các nhiệm vụ, phải nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, phải đề ra các sản pẩm mũi nhọn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, Sở Công Thương phải nám bắt nhu cầu cung cầu ở các thị trường trong và ngoài nước, từ đó tư vấn, chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp địa phương phát triển, thu hút nguồn vốn FDI vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp về thu hút lao động, việc làm, thị trường xuất khẩu, thủ tục thông quan và các thủ tục hành chính có liên quan,... Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Ảnh minh họa
Phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp về thu hút lao động, việc làm, thị trường xuất khẩu, thủ tục thông quan và các thủ tục hành chính có liên quan.

Để ngành công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực, giữ vai trò động lực tăng trưởng của tỉnh Ninh Bình, cần tập trung rà soát cơ chế, chính sách tác động đến ngành công nghiệp, chú trọng vào các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quỹ đất, các chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư, đặc biệt ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, đồng thời tiếp tục triển khai mở rộng các khu công nghiệp và triển khai đầu tư một số cụm công nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ sản phẩm, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; thực hiện các chính sách hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu...

Vũ Tiến