Ngân hàng ACB dự chi 10.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

14:40 15/06/2023

Ngân hàng ACB vừa có nghị quyết về việc mua lại trước hạn trái phiếu phát hành riêng lẻ lần 4 năm 2021 với tổng mệnh giá mua lại tối đa 10.000 tỷ đồng.

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa mới có nghị quyết về việc mua lại trước hạn trái phiếu phát hành riêng lẻ lần 4 năm 2021. Cụ thể, 4 lô trái phiếu được mua lại là ACBH2124005, ACBH2124006, ACBH2124011 và ACBH2124012. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và không phải là nợ thứ cấp của ACB.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Thời gian mua lại trái phiếu mã ACBH2124005 là ngày 22/6/2023, mã ACBH2124006 là ngày 23/6, mã ACBH2124011 là ngày 8/7, mã ACBH2124012 là ngày 15/7. Tổng mệnh giá mua lại tối đa 10.000 tỷ đồng.

Giá mua thực tế bằng mệnh giá phát hành. Nguồn vốn mua lại sử dụng nguồn thu từ các khoản cho vay VND trung dài hạn hoặc các nguồn cho vay/đầu tư đến hạn khác hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác đến hạn vào thời điểm mua lại trái phiếu.

Mới đây, ACB đã phân phối hơn 506,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông để chia cổ tức theo tỷ lệ 15%, tức cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu nhận thêm 15 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu này dự kiến chuyển giao trước ngày 30/6 sau khi Trung tâm lưu ký chứng khoán điều chỉnh Giấy Chứng nhận đăng ký chứng khoán.

Về kết quả kinh trong quý I, lợi nhuận trước thuế đạt 5.156 tỷ đồng, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập lãi thuần ghi nhận tăng trưởng 14,2% đạt 6.215 tỷ đồng; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng 44% đạt 438 tỷ đồng; mảng chứng khoán kinh doanh mang về 43 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 11 tỷ đồng.

Tính đến 31/3/2023, số dư tín dụng của ACB giảm nhẹ 0,6% đạt 411.289 tỷ đồng. Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây, Tổng Giám đốc Từ Tiến Phát cho biết, trong quý I, tín dụng của ngân hàng giảm so với cuối năm ngoái do nhu cầu tín dụng giảm. Tuy nhiên, số dư tín dụng đã khôi phục lại trong tháng cuối quý, trong tháng 3 tín dụng tăng 2,2% so với tháng 2.

Ban lãnh đạo cho biết, đã lường trước về ảnh hưởng này do ACB là ngân hàng bán lẻ nên sẽ bị ảnh hưởng bởi sự giảm tốc của kinh tế. 

Tổng tài sản của ngân hàng tăng 0,6% đạt 611.224 tỷ đồng; số dư tiền gửi khách hàng đạt 422.755 tỷ đồng, tăng 2,1%. Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng 31,5% lên 4.003 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,74% cuối năm 2022 lên 0,97% vào cuối quý I. 

Trước đó, công văn ngày 10/1/2020 của ACB cho biết tổng giá trị trái phiếu phát hành 1.000 tỷ đồng, bán thành công 230 tỷ đồng vào ngày 27/12/2019 (200 tỷ đồng), ngày 7/1/2020 (30 tỷ đồng).

Với thông tin công bố của ACB, tỷ lệ phát hành thành công trong đợt chào bán trái phiếu vừa qua tăng từ 23% lên 100%.

Trái phiếu là kênh huy động vốn quan trọng, được ACB đẩy khá mạnh trong thời gian qua. Theo thống kê, tính từ tháng 4/2019-nay, ACB đã phát hành 12 đợt trái phiếu với tổng giá trị hơn 12.000 tỷ đồng, tỷ lệ thành công 100%.

Báo cáo tài chính thể hiện tới cuối năm 2019, số dư phát hành giấy tờ có giá của ACB ở mức 20.831 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần, tương đương 12.500 tỷ đồng trong năm qua.

Đáng chú ý là lô trái phiếu 230 tỷ đồng vừa qua của ACB có lãi suất 8,5%/năm, cao hơn đáng kể so với trước đó, ví dụ lô 1.500 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm ngày 6/12/2019 là 7,1%/năm; lô 1.600 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm ngày 19/9/2019 là 6,8%/năm; lô 1.000 tỷ đồng kỳ hạn 2 năm ngày 17/9/2019 là 6,7%/năm.

Xu hướng lãi suất tăng mạnh thể hiện tiền dường như ngày càng đắt đỏ hơn, không chỉ với ACB mà với các ngân hàng thương mại nói chung. Ví dụ, TPBank ngày 16/1/2020 phát hành 254,8 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm với lãi suất lên tới 9,5% cho năm đầu, hay như BIDV ngày 25/12/2019 phát hành 3.060 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 6 năm với lãi suất năm đầu 8,2%/năm.

Ở các đợt phát hành sau này, ACB không còn công bố danh sách trái chủ. Ở hai đợt phát hành vào 22/4 và 10/6/2019, CTCP Chứng khoán VnDirect đã mua tới 2.900 tỷ đồng trái phiếu ACB, Chứng khoán SHS là 750 tỷ đồng.

Nhân Hà Phan