Liên kết khoa học - công nghệ Mỹ - Trung còn lỏng lẻo dưới thời Biden

16:04 07/10/2021

Trong 10 năm qua, sinh viên Trung Quốc chiếm khoảng một phần ba tổng số sinh viên quốc tế tại các trường đại học Mỹ. Tuy nhiên những động lực tích cực này đang đứng trước nguy cơ lung lay từ cuộc chiến thương mại do chính quyền Trump phát động chống lại Trung Quốc được mở rộng sang lĩnh vực công nghệ và tài năng. Chính phủ Mỹ cũng bắt đầu hạn chế xuất khẩu một số công nghệ sang Trung Quốc và ngăn cản các công ty kinh doanh với Huawei và ZTE.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: Stephen Case)

Khoa học và giáo dục đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong 106 năm từ năm 1872, khi chính quyền nhà Thanh gửi đợt sinh viên đầu tiên đến Mỹ, kể từ đó, số lượng sinh viên Trung Quốc đang theo học trên toàn thế giới đã lên tới 6,56 triệu người. Yung Wing, người Trung Quốc đầu tiên tốt nghiệp một trường đại học Yale của Mỹ hy vọng rằng những sáng kiến ​​như vậy sẽ cho phép người Trung Quốc tiếp thu các ý tưởng học thuật của phương Tây và làm cho đất nước trở nên văn minh và thịnh vượng.

Vào đầu thế kỷ 20, những người Trung Quốc trở về từ Mỹ đã đóng góp vào việc thể chế hóa giáo dục cấp cao và nghiên cứu khoa học. Họ cũng tham gia vào việc phát triển các chương trình vũ khí chiến lược của Trung Quốc bao gồm bom nguyên tử, tên lửa và vệ tinh. Trung Quốc là nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất tại Hoa Kỳ trong 11 năm liên tiếp. Báo cáo Open Doors về Trao đổi Giáo dục Quốc tế năm 2020 của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), cho thấy trong năm học 2019 - 2020, 372.532 sinh viên quốc tế Trung Quốc đã đăng ký vào các trường đại học Mỹ, chiếm 34,6% tổng số sinh viên quốc tế. Trong 10 năm qua, sinh viên Trung Quốc chiếm khoảng một phần ba tổng số sinh viên quốc tế tại các trường đại học Mỹ.

Tuy nhiên những động lực tích cực này đang đứng trước nguy cơ lung lay từ cuộc chiến thương mại do chính quyền Trump phát động chống lại Trung Quốc được mở rộng sang lĩnh vực công nghệ và tài năng. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, dưới thời Donald Trump nhắm mục tiêu cụ thể vào các học giả Trung Quốc ở Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng bắt đầu hạn chế xuất khẩu một số công nghệ sang Trung Quốc và ngăn cản các công ty kinh doanh với Huawei và ZTE.

Dưới sự quản lý của Biden, một số công ty công nghệ cao của Trung Quốc đã được đưa vào danh sách không được phép kinh doanh với bất kỳ tổ chức nào hoạt động ở Mỹ hoặc sử dụng công nghệ Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho đến nay vẫn chưa có động thái dỡ bỏ lệnh cấm đối với Huawei hoặc từ bỏ áp đặt thuế quan. Theo báo cáo của DigiTimes, "gã khổng lồ" Trung Quốc đang tìm cách xây dựng nhà máy sản xuất wafer riêng và dự kiến ​​bắt đầu sản xuất sớm nhất là vào năm sau.

Nhiều người Trung Quốc được đào tạo làm việc tại các trường đại học và công ty công nghệ cao của Mỹ, đóng góp quan trọng vào nghiên cứu phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác của cường quốc số một thế giới. Trong khi các nhà khoa học ở Trung Quốc xuất bản nhiều bài báo học thuật trong các lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo, thì các nhà khoa học gốc Hoa có thể sẽ đóng góp nhiều hơn cho những tiến bộ khoa học.

Trong khi đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khoa học và công nghệ có được một phần là nhờ trao đổi học thuật quốc tế và hợp tác với các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ. Năm 1978, một nhóm 52 sinh viên Trung Quốc đã đến Mỹ, báo hiệu sự bắt đầu của chính sách “mở cửa” của Trung Quốc. Nhưng căng thẳng Mỹ-Trung kéo dài về công nghệ và tài năng sẽ khiến cả hai bên thua thiệt với hậu quả rộng lớn hơn. Đối với Hoa Kỳ, sự tách biệt trong khoa học và giáo dục cũng có thể gây bất lợi bởi mất đi sinh viên quốc tế đồng nghĩa với khó khăn về tài chính đối với một số trường đại học Mỹ. Hiện nay, sinh viên Trung Quốc đóng góp khoảng 14 tỷ đô la Mỹ hàng năm cho nền kinh tế Hoa Kỳ. 

Xích mích giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ gây ra những hậu quả ở hai khu vực pháp lý kỹ thuật số và công nghệ. Đồng thời làm suy yếu hợp tác, đặc biệt là giải quyết các thách thức toàn cầu trong các lĩnh vực từ sức khỏe cộng đồng và an ninh lương thực đến biến đổi khí hậu, năng lượng và phát triển bền vững. Mặc dù cạnh tranh trong khoa học và công nghệ được khuyến khích nhưng không nên biến thành một trò chơi có tổng bằng không gây cản trở hợp tác quốc tế. Quan trọng nhất, không nên để tư duy hạn hẹp về năng lực cạnh tranh quốc gia làm mờ tầm nhìn chung về phát triển bền vững.

TL (theo SCMP)