Kiểm toán chỉ rõ lý do Tập đoàn Điện lực lỗ hơn 20 nghìn tỷ đồng

15:03 11/07/2023

EVN công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán bởi Deloitte, với những con số rõ ràng giải thích nguyên nhân lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo báo cáo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN ghi nhận tổng lỗ hơn 26,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2022. Con số lỗ này bao gồm lỗ 20,7 nghìn tỷ đồng trong kết quả kinh doanh hợp nhất của tập đoàn, trong khi năm 2021, EVN ghi nhận lợi nhuận hơn 14,7 nghìn tỷ đồng.

Kiểm toán chỉ rõ lý do Tập đoàn Điện lực lỗ hơn 20 nghìn tỷ đồng
Kiểm toán chỉ rõ lý do Tập đoàn Điện lực lỗ hơn 20 nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2022, doanh thu bán điện chiếm hơn 98% trong tổng doanh thu hợp nhất của EVN, đạt hơn 463 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn điện lại cao hơn, đạt hơn 402,6 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy EVN đã bán điện với giá thấp hơn giá vốn, gây thâm hụt lên đến 29,7 nghìn tỷ đồng. So với năm 2021, giá vốn điện của EVN chỉ là 331,6 nghìn tỷ đồng.

Lý do chính dẫn đến lỗ của EVN là do giá bán điện thấp hơn giá mua vào, nhất là do giá than tăng cao. Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên đến 83,6%, trong khi các khâu truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm 16,4%. Giá thành khâu phát điện đã tăng mạnh, từ 1.506,4 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698,45 đồng/kWh năm 2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

EVN cũng phải mua 80% lượng điện còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo hợp đồng mua bán điện để đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho phát triển kinh tế - xã hội. Giá điện được cơ quan nhà nước phê duyệt và trung bình là 1.757,5 đồng/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ) để cung cấp cho khách hàng.

Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh điện, EVN còn phải đảm nhận nhiệm vụ chính trị như đầu tư lưới truyền tải và mạng lưới bán điện đến các vùng núi, hải đảo và bán thấp hơn giá thành. Điều này góp phần xóa đói giảm nghèo, duy trì ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng tại các địa bàn trọng điểm.

PV (t/h)