Khi công nghệ tạo ra giá trị cho ngành F&B

10:55 13/08/2021

Một số rào cản lớn nhất đối với việc áp dụng công nghệ là liệu một doanh nghiệp có nhu cầu về đổi mới hay không. Có lẽ đây là lý do tại sao ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, một lĩnh vực chủ yếu hoạt động ngoại tuyến dựa trên mối quan hệ chặt chẽ với tỷ suất lợi nhuận dường như chưa nhận ra tầm quan trọng của công nghệ cho đến khi đại dịch xuất hiện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

18 tháng vừa qua có lẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là ngành F&B chịu ảnh hưởng nặng nề. Tại Singapore, một số cửa hàng đã báo cáo sụt giảm tới 90% doanh thu, số đông khác thua lỗ nghiêm trọng mặc dù tất cả các doanh nghiệp nhỏ đều đã cố gắng hết sức. Trên các phương tiện truyền thông, nhiều doanh nghiệp F&B thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm xoay trục, đối phó vưới dịch bệnh hay thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động kinh doanh.

Công nghệ, mặc dù không phải là một viên đạn bạc, nhưng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi này. Cạnh tranh và nhu cầu ngày càng tăng cũng đã khiến giá cả lên xuống bất thường, do đó sự có mặt của công nghệ phần nào cải thiện khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với khách hàng thuộc mọi quy mô.

Đại dịch cảnh báo các doanh nghiệp F&B cần đa dạng hóa các dòng doanh thu nếu muốn dự trữ ngân sách và có khả năng trả lương cho nhân viên trong thời kỳ khó khăn. Chẳng hạn như nhiều công ty áp dụng các giải pháp thương mại điện tử mở rộng danh mục sản phẩm và khách hàng. Những điều này nói lên cần có một mô hình kinh doanh tổng thể đủ linh hoạt để xoay chuyển tình thế. Công nghệ là một trong những công cụ quan trọng trong xây dựng các dòng doanh thu mới bằng cách cho phép các doanh nghiệp lùi lại một bước và xem xét lại hoạt động kinh doanh.

Một trong những bài học lớn nhất cho F&B là ưu tiên bảo mật chuỗi cung ứng. Thống kê cho thấy trên toàn cầu, chỉ 22% công ty có chiến lược chuỗi cung ứng chủ động và các nhà hàng sử dụng hệ thống đặt hàng SaaS có thể giảm lãng phí hơn 80%.

Với rất nhiều doanh nghiệp F&B nhận thấy dòng tiền của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các vấn đề hậu cần do đại dịch gây ra, việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng có tư duy tương lai đang ngày càng trở thành một phần cơ bản trong thực tế thời gian tới. Công nghệ, có thể là quản lý hàng tồn kho, quy trình đặt hàng minh bạch, phân tích dữ liệu hoặc đơn giản là kết nối, sẽ đóng một vai trò cốt lõi thực hiện các kế hoạch.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động là một phần tất yếu đối với các doanh nghiệp F&B. Hiện tại, các nền tảng công nghệ như số hóa các quy trình thủ công và tích hợp với các phần mềm khác giúp tạo ra quy trình làm việc liền mạch giữa các chức năng khác nhau, từ bán hàng đến kế toán và nhân sự. Để thúc đẩy sự tham gia của nhân viên, các doanh nghiệp cần áp dụng các hệ thống và giải pháp đơn giản, hữu ích và phục vụ hiệu quả cho các nhu cầu kinh doanh cụ thể.

Các cách thức làm việc khác nhau, sở thích mới của khách hàng và các tình huống khủng hoảng đều cận kề trước mắt. Đây là thời điểm thích hợp để chuyển đổi và tồn trại. Công nghệ chắc chắn sẽ củng cố vị trí trong hỗ trợ các doanh nghiệp định hướng và phát triển theo nhu cầu của bối cảnh toàn ngành. Lựa chọn công nghệ nào, phục vụ hoạt động như thế nào sẽ tạo ra giá trí cho chính công ty và khách hàng.

TL