Đừng để những nhà đầu tư năng lượng sạch gục ngã vì... thủ tục

17:58 27/06/2023

Hàng chục nhà đầu tư NLS trong cả nước đang không hiểu vì sao lại có tên trong danh sách bị Thanh tra Chính phủgọi tên “thiếu nhiều thủ tục” hoàn chỉnh công tác nghiệm thu và nhiều vấn đề khác.

Trong khi đây là hồ sơ rất quan trọng để Bộ Công Thương, EVN xem xét thỏa thuận giá mua - bán với doanh nghiệp NLTT, khiến hàng tỷ Kwh điện sạch phải thải bỏ bởi lý do này.

Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ trơ đáy
Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ trơ đáy.

Bị gọi tên trong danh sách thanh tra, một số doanh nghiệp ĐMT ở miền Trung đã bất ngờ và lo lắng vì đã đầu tư vào NLS. Thanh Tra Chính phủ sẽ Thanh tra các dự án điện phát triển trong 10 năm qua (2011-2021) - một biên độ thời gian “vô cực” sẽ khiến tất cả các nhà đầu tư NLTT đều bị “dính dớp” thiếu thủ tục hoặc có hay không chủ trương đầu tư.

Việc thanh tra sẽ kéo dài trong 85 ngày làm việc, khi cần thiết, có thể thanh tra những nội dung liên quan trước hoặc sau thời kỳ thanh tra (!). Theo quyết định vừa được Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy ký, đây là các dự án thuộc Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Quyết định này cũng đã được gửi tới UBND các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Bình Phước, Bạc Liêu và Đăk Nông. Đây là các địa phương vừa qua có sự phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà, điện gió...

Công nhân vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời tại một dự án ở Ninh Thuận. Ảnh: Quỳnh Trần
Công nhân vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời tại một dự án ở Ninh Thuận. Ảnh: Quỳnh Trần.

Mỗi cá nhân, mỗi tố chức đều chịu sự chi phối của pháp luật. Vì vậy, sự ra đời của các mô hình ĐMT áp mái, công trình ĐMT trồng trụ không phải tự phát và càng không phải nhà đầu tư hay địa phương nào tự thực hiện nếu không có chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khi ấy, Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị được nhiều chuyên gia và các Bộ ngành TW, cơ quan báo chí truyền thông  đánh giá là bước đột phá trong phát triển năng lượng, là chìa khóa cho tư nhân đầu tư vào dự án năng lượng, điện. Và đây là chủ trương hoàn toàn đúng, logic và phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thế giới tự nhiên.

Hẳn chúng ta vẫn không quên ký ức đau thương của thời gian hơn 3 năm bị đại dịch Covid tàn phá. Với Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, các NĐT phải xúc tiến “làm ngày không đủ - tranh thủ làm đêm”, khẩn trương, chạy bứt tốc cho kịp đóng điện trước 31/12/2020 để được hưởng chính sách ưu đãi từ cơ chế mua - bán điện với EVN theo tinh thần của Nghị quyết 55. Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, chạy nước rút còn không kịp chứ nói gì đến phải cùng lúc đầy đủ hàng trăm thủ tục... 

Dịch bệnh ập đến như cơn sóng thần đã cuốn phăng mọi thứ từ mạng sống con người, nền kinh tế sản xuất hàng hóa bị trì trệ đình đốn, việc lưu thông bị ách tắt vì phải thực hiện giãn cách XH theo từng cấp độ. Bất chấp dịch, điện sạch vẫn tỏa sáng bởi nguồn nguyên liệu chỉ đơn giản từ nắng - gió.

Kỷ nguyên năng lượng mới với “điểm nhấn”, năng lượng tái tạo, sạch
Kỷ nguyên năng lượng mới với “điểm nhấn”, năng lượng tái tạo, sạch.

Sau dịch, tình hình di chuyển của người dân vẫn còn bị kiểm soát chặt để tránh tái bùng phát, kể cả các đoàn công tác của cán bộ vào Nam - ra Bắc cũng phải tuân thủ để bảo đảm công tác phòng dịch được hiệu quả. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kiểm tra, khảo sát thực tế của hàng loạt dự án, trong đó NLTT bị gián đoạn.

“Không ai làm điện gió trong ngách và chẳng ai lắp đặt ĐMT ở bóng râm” mà loại hình NLTT chỉ hiệu quả ở những vùng khô cằn, có bức xạ nhiệt cao nhất.
Loại hình NLTT chỉ hiệu quả ở những vùng khô cằn, có bức xạ nhiệt cao nhất.

Hậu dịch là tín hiệu của khủng hoảng kinh tế, ngổn ngang bao thứ phải khắc phục để tái sản xuất, ổn định cuộc sống của người dân. Doanh nghiệp, NĐT như người ốm nặng, họ phải vận động để hồi phục và bắt tay vào xây dựng từ bộ máy gần như “tê liệt”. 

Chúng ta vẫn còn nhớ mệnh lệnh "Ai không dám làm thì xin nghỉ, đứng sang một bên" của Thủ tướng Chính phủ để chỉnh đốn đội ngũ cán bộ công chức bằng kỷ cương, kỷ luật...

Nếu như thời điểm ra đời Nghị quyết 55, các địa phương có tiềm năng phát triển điện sạch, các Bộ - ngành ì ạch trì trệ bảo thủ thì liệu Việt Nam có được những công trình ĐMT góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia? Khi ấy, các địa phương ra sức kêu gọi NĐT đến xây dựng trang trại Pin, cánh đồng quạt gió thì được xem là “năng động - sáng tạo”, còn DN thì được ca ngợi là “tư tưởng tiến bộ, bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới”.

Nhưng nay, mọi chuyện đã khác, khi chủ trương, thực tế diễn ra theo 1 kịch bản bất thường thì vô hình chung đẩy các NĐT đã làm rất tốt dự án điện sạch vào “thế khó”. Suy cho cùng, thiếu - thừa thủ tục DN không có quyền quyết định mà do cách vận hành của bộ máy hành chính và Luật áp dụng cho mỗi thời điểm khác nhau.

Bảo Vy