Thứ hai 12/05/2025 10:56
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh – ứng viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch Fed tiếp theo – đã đưa ra yếu tố cản trở việc hạ lãi suất, đồng thời chỉ trích tư duy “phải tăng thất nghiệp để giảm lạm phát”.
Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại
Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại.

Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang tìm kiếm ứng viên thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, ông Kevin Warsh, cựu Thống đốc Fed và là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất hiện nay, đã đưa ra quan điểm gây chú ý về khả năng giảm lãi suất, đồng thời tiếp tục chỉ trích cách Fed đang điều hành chính sách tiền tệ hiện nay.

Phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về chính sách tiền tệ, do Viện Hoover thuộc Đại học Stanford tổ chức hôm thứ Sáu (9/5), ông Warsh cho rằng bảng cân đối kế toán phình to của Fed có thể mâu thuẫn với chính sách lãi suất ngắn hạn, và nhấn mạnh: “Nếu máy in tiền được tắt bớt, chúng ta có thể có mức lãi suất thấp hơn”.

Ông Kevin Warsh từng từ chức khỏi Fed vào năm 2011 vì phản đối việc nới lỏng định lượng kéo dài, cho rằng điều đó khuyến khích nợ công tăng và là hành vi vượt quá vai trò của ngân hàng trung ương. Mặc dù Fed hiện đang thu hẹp bảng cân đối kế toán, ông cho rằng điều này cần được đẩy mạnh hơn nữa để mở đường cho việc cắt giảm lãi suất.

Phản bác tư duy “tăng thất nghiệp để giảm lạm phát”

Một phần đáng chú ý trong phát biểu của ông Warsh là lời bác bỏ quan điểm truyền thống tại Fed, rằng việc kéo lạm phát xuống luôn đòi hỏi phải hy sinh thị trường lao động.

“Chúng ta không cần phải đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên để làm giảm lạm phát – đó là một sự ngụy biện đã ăn sâu trong tư duy của nhiều người tại Fed”, ông nói.

Trên thực tế, ông Warsh cho rằng việc đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát và duy trì việc làm không nhất thiết phải mâu thuẫn. Lập luận này khá tương đồng với cách mà Fed đã thực hiện trong vài năm qua, khi lạm phát được kéo giảm từ mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, và các nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với ngưỡng "toàn dụng lao động".

Bên cạnh đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng từng nhiều lần nhấn mạnh thị trường lao động không phải nguyên nhân gốc rễ của lạm phát hiện nay, và rằng việc “đập nát” thị trường việc làm có thể không mang lại hiệu quả giảm áp lực giá như kỳ vọng.

Ứng viên tiềm năng và những liên hệ chính trị

Ông Warsh có quan hệ mật thiết với cả giới chính trị và tài chính. Là cựu quan chức được bổ nhiệm bởi Tổng thống George W. Bush, ông đồng thời là con rể của tỷ phú Ronald Lauder – một trong những nhà tài trợ lớn cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Tại hội nghị hôm thứ Sáu, ông ngồi chung phiên thảo luận với ông Christopher Waller, Thống đốc Fed hiện tại và cũng là một ứng viên tiềm năng khác cho vị trí Chủ tịch Fed. Ông Waller, người được Tổng thống Trump bổ nhiệm, gần đây đã tuyên bố sẵn sàng giảm lãi suất nhanh chóng, nếu thuế quan khiến tăng trưởng chậm lại và thất nghiệp gia tăng.

Khi được hỏi liệu Fed nên ưu tiên gì nếu hai mục tiêu – kiểm soát lạm phát và toàn dụng lao động – xung đột, ông Warsh từ chối đưa ra câu trả lời cụ thể. “Đó là một cuộc thảo luận dài hơn”, ông nói.

Indonesia hướng tới chấm dứt nhập khẩu gạo trong năm 2025 Indonesia hướng tới chấm dứt nhập khẩu gạo trong năm 2025

Indonesia dự kiến ngừng nhập khẩu gạo trong năm 2025 nhờ sản lượng nội địa tăng mạnh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.

Tin bài khác
“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Mỹ và Trung Quốc xác nhận đã đạt “tiến triển đáng kể” sau hai ngày đàm phán thương mại tại Thụy Sĩ. Cơ chế đối thoại mới được thiết lập, mở đường giảm căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế.
Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Không nói tiếng Anh, kín tiếng và là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong là lựa chọn mới của Bắc Kinh để dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại với Washington.
Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Chính quyền Mỹ đang gấp rút triển khai ưu tiên đàm phán thương mại với khoảng 20 quốc gia, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “ưu tiên cao” trong số các quốc gia tại Đông Nam Á.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.