Thứ sáu 09/05/2025 18:47
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

09/05/2025 09:57
Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, kể từ khi Tổng thống Donald Trump khơi mào cuộc chiến thuế với các đối tác thương mại, giúp cắt giảm một phần thuế quan đối với thép và ô tô xuất khẩu. Tuy nhiên, phần lớn hàng hóa của Anh vẫn phải chịu mức thuế cơ bản 10%, và nhiều điều khoản vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Tổng thống Trump công bố thỏa thuận tại Phòng Bầu Dục vào thứ Năm (8/5), trong khi Thủ tướng Anh Keir Starmer tham gia từ xa qua điện thoại. Cả hai nhà lãnh đạo đều ca ngợi quan hệ đồng minh truyền thống giữa hai nước, song các chuyên gia cảnh báo rằng phạm vi của thỏa thuận còn rất hạn chế so với các hiệp định thương mại tiêu chuẩn.

Thị trường đã phản ứng tích cực với thông tin này. Chỉ số S&P 500 tăng hơn 1% trong phiên trước khi thu hẹp đà tăng, và chốt phiên tăng 0,6%, trong bối cảnh nhà đầu tư kỳ vọng thỏa thuận này sẽ mở đường cho các đàm phán tiếp theo với các đối tác như Trung Quốc.

Cắt giảm thuế cho thép và ô tô, mở cửa thị trường nông nghiệp Anh cho Mỹ

Theo văn bản thỏa thuận được công bố, phần lớn hàng hóa Anh sẽ vẫn phải chịu mức thuế 10%, nhưng thuế 25% đối với thép và nhôm đã được gỡ bỏ hoàn toàn. Đồng thời, 100.000 ô tô Anh đầu tiên nhập khẩu vào Mỹ mỗi năm sẽ chỉ bị áp thuế 10% — thay vì mức cao hơn từng được đề xuất.

Đổi lại, Anh đồng ý mở cửa thị trường nông nghiệp cho Mỹ, thông qua cơ chế hạn ngạch thuế quan ưu đãi cho một số sản phẩm như thịt bò và ethanol (1,4 tỷ lít/năm), dù vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, quyết định này vấp phải chỉ trích từ giới nông dân. “Ngành nông nghiệp đang phải hy sinh để đổi lấy lợi ích cho ngành khác”, Chủ tịch Liên đoàn Nông dân Quốc gia Tom Bradshaw nhận định.

Cả hai bên cũng cam kết hướng tới một thỏa thuận về thương mại số, trong đó sẽ xem xét thuế dịch vụ số của Anh đối với các công ty công nghệ Mỹ. Ngoài ra, thuốc và dược phẩm là lĩnh vực sẽ được đàm phán tiếp theo, khi Mỹ đang đe dọa áp thuế trong vài tuần tới.

Tại Anh, Thủ tướng Starmer phát biểu trước công nhân tại nhà máy Jaguar Land Rover: “Thỏa thuận này giúp bảo vệ việc làm, nhưng chưa phải là đích đến”. Ông cũng tiết lộ rằng Anh đã đạt được “đối xử ưu tiên” nếu Mỹ tăng thuế các lĩnh vực như dược phẩm hay điện ảnh trong tương lai.

Tuy nhiên, phe đối lập không hài lòng. Andrew Griffith, phát ngôn viên thương mại của Đảng Bảo thủ, gọi đây là “phiên bản nhẹ” của một thỏa thuận thật sự. Kemi Badenoch, lãnh đạo đảng Tory, thẳng thừng nhận xét: “Chúng ta vừa bị chơi một vố.”

Nguy cơ vi phạm quy định của WTO và tác động tới đàm phán toàn cầu

Một số chuyên gia thương mại cảnh báo rằng thỏa thuận Anh-Mỹ có thể vi phạm quy tắc "tối huệ quốc" của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vốn yêu cầu các thành viên phải đối xử công bằng với mọi đối tác, trừ khi hiệp định bao phủ "gần như toàn bộ thương mại" giữa hai bên.

Cựu quan chức Ủy ban châu Âu Ignacio García Bercero nhận định: “Việc Anh nhượng bộ thuế quan cho Mỹ mà không có cam kết tương tự từ Mỹ đối với các nước khác là điều khó chấp nhận”. Dù vậy, một số luật sư thương mại cho rằng Anh và Mỹ vẫn có thể “mượn” cơ chế khởi động đàm phán FTA để kéo dài tiến trình trong nhiều năm.

Thỏa thuận này nhiều khả năng sẽ trở thành mẫu hình cho các đàm phán tiếp theo của Mỹ với các đối tác như Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước đang trong quá trình thương lượng tích cực.

Tổng thống Donald Trump cũng nhấn mạnh rằng thuế suất 10% sẽ là “mức sàn” cho các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, và “một số nước có thể phải chịu mức cao hơn nhiều”.

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ
Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ? Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?
Toyota dự báo lợi nhuận giảm mạnh dưới tác động thuế quan Toyota dự báo lợi nhuận giảm mạnh dưới tác động thuế quan
Tin bài khác
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.