Thứ sáu 09/05/2025 18:35
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

09/05/2025 11:55
Giá gạo toàn cầu đã ổn định ở mức thấp sau cú giảm gần 30%, nhưng triển vọng phục hồi bị kìm hãm bởi nguồn cung dư thừa lớn từ Ấn Độ và châu Á.
Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi
Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi.

Sau cú giảm gần 30% từ đỉnh năm 2024, giá gạo toàn cầu hiện đã tìm được mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, theo giới phân tích, bất chấp sự phục hồi của đồng rupee Ấn Độ và tín hiệu tích cực từ thời tiết, giá gạo khó có thể tăng mạnh trở lại trong năm 2025 do nguồn cung dư thừa lớn, đặc biệt từ Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác.

Từ khi Ấn Độ gỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế xuất khẩu hồi tháng 3/2025, giá gạo parboiled của nước này đã rơi xuống mức thấp nhất trong 22 tháng, kéo theo giá gạo Thái Lan và Việt Nam chạm đáy nhiều năm. Tuy nhiên, giá đã ổn định quanh mức 390 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và dự kiến sẽ duy trì quanh mức này đến cuối năm, theo Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Ấn Độ (REA).

“Kể cả sau đợt điều chỉnh lớn vừa qua, giá vẫn khó có thể phục hồi do cung vượt cầu kéo dài”, ông BV Krishna Rao, Chủ tịch REA, nhận định.

Ông Himanshu Agrawal, Giám đốc điều hành công ty xuất khẩu Satyam Balajee, cho rằng chỉ khi mùa mưa thất thường làm giảm sản lượng thì giá mới có cơ hội tăng.

Ấn Độ lấy lại ngôi đầu thị trường

Nhờ lượng tồn kho khổng lồ lên tới 63 triệu tấn (gấp gần 5 lần mục tiêu dự trữ quốc gia), cùng dự báo mùa mưa thuận lợi, Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu trở lại. REA dự đoán xuất khẩu gạo của nước này có thể đạt 22,5 triệu tấn trong năm nay – tăng gần 25% so với năm trước. Olam Agri India thậm chí dự báo con số này có thể lên tới 24 triệu tấn, giúp Ấn Độ nhanh chóng giành lại hơn 40% thị phần toàn cầu, vượt xa Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại.

Sự trở lại của Ấn Độ đã làm rúng động các đối thủ, khiến xuất khẩu gạo Thái Lan trong quý I/2025 giảm 30%, xuống còn 2,1 triệu tấn. Cả Thái Lan và Việt Nam đều dự báo lượng xuất khẩu cả năm sẽ giảm xuống 7,5 triệu tấn, lần lượt giảm 24% và 17% so với năm trước. Giá lúa sụt giảm mạnh đã dẫn đến biểu tình của nông dân Thái Lan hồi tháng 2, buộc chính phủ nước này phải tung ra gói trợ cấp, và tìm kiếm hợp tác với Ấn Độ và Việt Nam để ổn định giá gạo.

“Việc Ấn Độ nối lại xuất khẩu với giá thấp là điều người mua mong đợi, nhưng lại tạo áp lực lớn lên các nhà cung cấp còn lại”, ông Rao nói thêm.

Tại thị trường nội địa Ấn Độ, sự phục hồi của đồng rupee từ mức 87,2 xuống còn 84,55/USD đã phần nào kìm đà giảm giá. Hơn nữa, cơ chế mua lúa theo giá sàn (MSP) từ chính phủ giúp nông dân Ấn Độ tránh phải bán tháo, tạo ra mức giá “sàn mềm” cho xuất khẩu. Chính phủ nước này cũng tăng MSP hằng năm – yếu tố khiến giá gạo khó giảm sâu hơn nữa.

Người hưởng lợi lớn nhất từ giá gạo giảm là các quốc gia nhập khẩu trọng điểm như Philippines, Indonesia, Ả Rập Saudi và các nước châu Phi như Senegal, Ghana và Nigeria. Tại Bờ Biển Ngà, nhu cầu tăng mạnh do làn sóng nhập cư từ các nước láng giềng, khiến gạo giá rẻ trở nên đặc biệt quan trọng.

Theo ước tính của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024/25 sẽ đạt kỷ lục 543,6 triệu tấn, trong khi tổng cung (bao gồm tồn kho) chạm mức 743 triệu tấn, cao hơn nhiều so với nhu cầu dự báo 539,4 triệu tấn.

Trong bối cảnh này, giá gạo khó có thể tăng mạnh trừ khi xuất hiện những biến động bất thường về thời tiết hoặc chính sách xuất khẩu.

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên? Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ
Toyota dự báo lợi nhuận giảm mạnh dưới tác động thuế quan Toyota dự báo lợi nhuận giảm mạnh dưới tác động thuế quan
Tin bài khác
Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Bất chấp leo thang căng thẳng với Pakistan, thị trường tài chính Ấn Độ vẫn ổn định nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc, nhu cầu nội địa mạnh và kỳ vọng thu hút dòng vốn ngoại.
Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục mua ròng vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc giá vàng tiệm cận mức kỷ lục và các rủi ro kinh tế gia tăng, phản ánh xu hướng thoát ly USD trong quản lý dự trữ quốc gia.
Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng điểm khi Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, và Mỹ - Trung xác nhận nối lại đàm phán thương mại sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD tăng trở lại sau hai ngày giảm liên tục nhờ tín hiệu tích cực trong dữ liệu kinh tế Mỹ. Giới đầu tư chuyển hướng kỳ vọng, chờ quyết định chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đã kéo theo làn sóng tăng giá mạnh của nhiều đồng tiền châu Á, buộc các ngân hàng trung ương khu vực can thiệp để bảo vệ xuất khẩu và ổn định thị trường.
OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

Liên minh các nước sản xuất dầu mỏ OPEC+ đã nhất trí nâng sản lượng lần thứ hai liên tiếp vào tháng 6, đánh dấu bước tiếp theo trong kế hoạch đảo ngược chính sách cắt giảm sản lượng.
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót 7,4 tỷ USD vào các quỹ vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc bất ổn toàn cầu leo thang khiến vàng trở thành kênh trú ẩn hấp dẫn nhất.
Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Dự kiến, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ xem xét ngành sản xuất nội địa và đưa ra kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 2/6/2025.
Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Giá vàng thế giới chạm mốc 3.500 USD/ounce, đánh dấu kỷ lục mới khi giới đầu tư toàn cầu đổ xô tìm nơi trú ẩn, giữa lúc niềm tin vào đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ suy giảm nhanh chóng.
Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Phố Wall khởi sắc khi các quan chức phát tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, Dow Jones và Nasdaq cùng tăng trưởng 2,7% trong phiên 22/4.
Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam nằm trong danh sách các nước không được miễn trừ thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với năm loại sản phẩm thép phẳng do thị phần tại Ấn Độ vượt quá ngưỡng 3%.
Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 21/4 dự báo công suất phát điện toàn cầu từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2025, với mức tăng lần lượt vượt 10% và 30% so với năm trước.
Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tính tới ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,08 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu nông sản đạt 3,89 tỷ USD, tăng 8,7%.
Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Khi căng thẳng thương mại leo thang, dòng tiền đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng để tìm đến nhóm tiêu dùng thiết yếu châu Á – nơi được xem là “vùng trú ẩn an toàn” nhờ nhu cầu nội địa ổn định.
Nhật Bản cân nhắc tăng nhập khẩu đậu nành và gạo để "xoa dịu" Mỹ

Nhật Bản cân nhắc tăng nhập khẩu đậu nành và gạo để "xoa dịu" Mỹ

Nhật Bản đang xem xét khả năng tăng nhập khẩu đậu nành và gạo như một nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, nhằm đối phó với chính sách thuế quan toàn diện của Tổng thống Donald Trump, theo thông tin từ báo Yomiuri đăng tải ngày thứ Bảy.