Khám phá câu chuyện về con đường huyền thoại cả máu và hoa trên con đường Hạnh phúc (Hà Giang)

19:34 27/12/2021

Khi đến nơi đây rất nhiều người trong đó có cả tôi có lẽ không bao giờ quên câu chuyện về người thanh niên xứ Lạng tình nguyện lên mở đường Hạnh Phúc. Trước khi ra đi người thanh niên đó đã chia tay từng anh em rồi dặn dò “ Tôi sẽ nằm mãi mãi bên vệ đường Đồng Văn. Mai này đường Hạnh phúc mở xong, anh chị em lại về quê hương xứ Lạng. Có còn ai nhớ tôi không? Tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy.”

Khoảng tháng 9 năm 1959 bắt đầu khởi công con đường Hạnh Phúc với chiều dài khoảng 200km chạy từ Hà Giang qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh Mã Pì Lèng rồi đến Mèo Vạc. Sau một thời gian dài khởi công, tuyến đường này cũng hoàn thành, bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu tháng 3 năm 1965. Những năm làm đường đã trải qua bao khó khăn, khó nhọc, nhưng vì ý trí thanh niên cộng với tính cẩn thận, tỉ mỉ nhất thì con đường hạnh phúc cũng hoàn thành trong niềm vui của cán bộ, thanh niên và người dân nơi đây. 

Ảnh minh họa
Con đường Hạnh phúc hiểm trở, treo loe trên vách núi.

Nói đến con đường Hạnh phúc là người ta nghĩ đến ngay con đường của gian khổ, hy sinh, của máu và hoa,  của sức trẻ thanh niên 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái và Nam Định, Hải Dương. Theo thông tin của một cụ già được coi là một kiện tướng đục lỗ troòng cho biết: "Học xong sơ cấp giao thông, tôi xung phong đi mở đường Hạnh phúc. Độ ấy, chúng tôi chỉ có cái xà beng tám cạnh trong tay, người xoay, người đục, khoét núi đá ra mà dũi, mở đường từng ly, từng tí.

Được biết, khi được hoàn thành con đường này đã đem lại niềm hạnh phúc vô bờ cho bà con vùng cao nguyên đá đang đổi thay, bà con các dân tộc vùng cao phía Bắc đang từng bước tiến trên con đường hạnh phúc. 

Ảnh minh họa
Một trong những nhánh của con đường Hạnh phúc nối liền các bản làng với nhau.

Cách mạng thành Tám thành công, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi; người miền núi và người miền xuôi đã đuổi được giặc Pháp về nước, bọn tay sai phải đầu hàng. Bà con các dân tộc được vui vẻ làm ăn sinh sống. Để miền núi bằng với miền xuôi, Trung ương khi về Việt Bắc đã quyết định làm con đường Hạnh phúc để cho 8 vạn người dân vùng cao phía sau Cổng trời không còn khổ vì không có đường đi lại, sản xuất làm ăn…

Người dân nơi đây không bao giờ quên câu chuyện về người thanh niên xứ Lạng tình nguyện lên mở đường Hạnh phúc. Trước khi mất, người thanh niên vẫn tỉnh táo chia tay từng anh em trong tổ và dặn dò “ Tôi sẽ nằm mãi mãi bên vệ đường Đồng Văn. Mai này đường Hạnh phúc mở xong, anh chị em lại về quê hương xứ Lạng. Có còn ai nhớ tôi không? Tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy.” 

Ảnh minh họa
Nơi đây được ví như những “Giải lụa mềm” trên vách núi.

Con đường Hạnh phúc gắn liền với bao công sức của thanh niên. Họ đã hi sinh sức trẻ, bỏ bao mồ hôi thậm chí là xương máu để hoàn thành tuyến đường này. Trên con đường này còn có sự hi sinh, đổ máu của bao nhiêu người. Ngày ấy, thanh niên nhiệt tình, họ sẵn sàng tham gia các hoạt động giúp ích cho đồng bào. Khi chiến dịch mở đường hạnh phúc được phát ra, hàng trăm thanh niên đã cùng nhau lên đường, xung phong đi mở đường. Ngày nay, con đường này không chỉ làm thay đổi bộ mặt cuộc sống cho đồng bào Đông Bắc mà còn là con đường nối dài những ước mơ tuổi trẻ được khám phá và chinh phục vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu Tổ Quốc.

Vũ Tiến