Chưa giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính nói gì?

23:15 24/06/2022

Lý giải về việc chưa đề nghị giảm thuế TTĐB với xăng, Bộ Tài chính cho biết, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Theo Bộ Tài chính, thuế TTĐB đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước quản lý; không khuyến khích tiêu dùng vì có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu, bia...), ảnh hưởng đến môi trường và cần tiêu dùng tiết kiệm (xăng gốc hóa thạch) hoặc hàng hóa, dịch vụ cao cấp cần điều tiết thu nhập (ô tô, máy bay, du thuyền).

Lý giải về việc chưa đề nghị giảm thuế TTĐB với xăng, Bộ Tài chính cho biết, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Chưa giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính nói gì?
Chưa giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính nói gì?.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, thuế TTÐB với xăng dầu khoảng 6.503 tỷ đồng. Nếu giá dầu thế giới 7 tháng cuối năm 2022 bình quân khoảng 110 USD/thùng, số tiền thu thuế TTÐB khoảng 9.614 tỷ đồng. Trường hợp giá dầu thô bình quân 120 USD/thùng, tiền thuế TTÐB khoảng 10.488 tỷ đồng (bình quân 1.498 tỷ đồng/tháng).

Dẫn kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính cho rằng, hầu hết quốc gia trên thế giới đều thu thuế TTĐB với xăng dầu. Trong khi đó, theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2022, thuế TTĐB với xăng dầu khoảng 6.503 tỷ đồng.

Nếu giá dầu thế giới 7 tháng cuối năm 2022 bình quân khoảng 110 USD/thùng, số tiền thu thuế TTĐB khoảng 9.614 tỷ đồng. Trường hợp giá dầu thô bình quân 120 USD/thùng, tiền thuế TTĐB khoảng 10.488 tỷ đồng (bình quân 1.498 tỷ đồng/tháng).

“Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi diễn biến giá xăng dầu trên thế giới và trình Chính phủ để trình Quốc hội phương án giảm thuế TTĐB đối với xăng cho phù hợp dưới hình thức Nghị quyết của Quốc hội (trong trường hợp giá xăng dầu tiếp tục tăng, biến động khó lường)”, đại diện Bộ Tài chính nói.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, để hạ nhiệt giá xăng không thể trông chờ vào quỹ bình ổn giá xăng dầu, mà phải tính toán các biện pháp cao hơn như giảm 10-30% các loại thuế phí cấu thành vào giá xăng.

Theo ông Thịnh, nếu cân đối được các khoản thu chi ngân sách, việc giảm thuế có thể tác động giúp các ngành kinh tế phục hồi tốt hơn, giúp thu ngân sách tốt hơn. Nhất là việc mạnh dạn cắt giảm các loại thuế khác như thuế TTĐB, tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường.

PV