Cả nước vừa có thêm 22 sản phẩm OCOP được công nhận là sản phẩm 5 sao

13:54 24/07/2023

22 sản phẩm OCOP 5 sao vừa được công nhận là các sản phẩm thuộc 12 công ty, hợp tác xã trên địa bàn 09 tỉnh, thành phố. Như vậy, tổng số sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia là 42 sản phẩm, trong tổng số hơn 9.850 sản phẩm đạt 3 sao trở lên của cả nước.

Như vậy, tổng số sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia là 42 sản phẩm, trong tổng số hơn 9.850 sản phẩm đạt 3 sao trở lên của cả nước.

1. Mật hoa dừa - Công ty TNHH Trà Vinh FARM, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

2 Đường hoa dừa - Công ty TNHH Trà Vinh FARM, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

3. Dừa sáp sợi (VICOSAP) - Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

4. Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 38 độ đạm - Công ty Cổ phần thương mại Khải Hoàn, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

5. Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 40 độ đạm - Công ty Cổ phần thương mại Khải Hoàn, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

6. Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 43 độ đạm - Công ty Cổ phần thương mại Khải Hoàn, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

7. Nước mắm Thanh Quốc 43 độ đạm - Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh nước mắm Thanh Quốc, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

8. Nước mắm Thanh Quốc 40 độ đạm - Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh nước mắm Thanh Quốc, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

9. Nước mắm Thanh Quốc 35 độ đạm - Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh nước mắm Thanh Quốc, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

10. Hạt điều rang muối - Công ty Cổ phần Hà Mỵ, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

11. Hạt điều rang không muối - Công ty Cổ phần Hà Mỵ, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

12. Hạt điều nhân trắng - Công ty Cổ phần Hà Mỵ, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

13. Trà hoa vàng Quy Hoa - Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Xuất nhập khẩu Quy Hoa, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

14. Chè Đinh cao cấp Hoài Trung - Công ty TNHH chè Hoài Trung, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

15. Kẹo dừa ca cao - Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á, phường 7, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

16. Kẹo dừa sầu riêng lá dứa - Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á, phường 7, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

17. Kẹo dừa gừng - Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á, phường 7, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

18. Kẹo dừa sầu riêng - Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á, phường 7, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

19. Hạt sen sấy - Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

20. Bộ sản phẩm gốm men suối ngọc (10 sản phẩm) - Hợp tác xã sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

21. Nhóm đèn lồng treo mây tre đan (5 sản phẩm) - Công ty TNHH Đức Phong, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

22. Chăn bông tơ tằm tự dệt - Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Sau 5 năm triển khai, chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã lan tỏa ra 63 tỉnh, thành. Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là đặc sản, sản phẩm đặc trưng riêng có, mà còn trở thành sứ giả quảng bá hình ảnh văn hóa, lịch sử của vùng đất và con người, nơi nó được sinh ra.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm OCOP 5 sao đã được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài.

Nhiều địa phương đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP, qua đó từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng sản phẩm trên thị trường, được người tiêu dùng tín nhiệm, giúp giá bán các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng bình quân trên 12%,. Hơn 60% chủ thể OCOP từ 3 sao trở lên đã có doanh thu tăng 17,6%/năm.

Chương trình OCOP cũng góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh; đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp "đa giá trị", gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch.

Thông qua chương trình, nhiều địa phương đã quy hoạch những vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn; đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.

Mỗi sản phẩm, một câu chuyện, nhưng điểm chung là tìm được nét khác biệt, tạo ra giá trị văn hóa gắn với con người, địa phương. Giữa vô vàn sản phẩm trên thị trường, câu chuyện sản phẩm chính là công cụ hiệu quả để quảng bá cho thương hiệu OCOP.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP sẽ không chỉ dừng lại ở việc cấp sao cho sản phẩm, mà nó là một hành trình dài chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng. Từng câu chuyện sản phẩm thú vị đang tạo ra sức mạnh mềm chứa đựng dấu ấn, sự tự hào của mỗi vùng đất và cũng là đòn bẩy củng cố vị trí thương hiệu OCOP trong và ngoài nước.

Chương trình OCOP được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2021 - 2025) để nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thẳng thắn nhìn nhận, số lượng sản phẩm tăng nhanh, nhưng chưa thực sự bền vững. Một số địa phương còn chạy theo thành tích, xây dựng những sản phẩm không phải lợi thế, thiếu sự chủ động của các chủ thể khi tham gia chương trình. Đặc biệt công tác quản lý giám sát sản phẩm sau khi được công nhận cần các địa phương quan tâm hơn nữa.

P.V