Bắt tay tỷ USD với Masan, Vingroup tập trung cho Vinfast và VinSmart

00:00 12/10/2020

Giao dịch giúp Vingroup có thể giải phóng nguồn lực cho hệ thống từ lãnh đạo đến quản trị để tập trung hết sức cho mảng Công nghệ và Công nghiệp hiện có VinFast và VinSmart.

[BizDEAL] Bắt tay tỷ USD với Masan, Vingroup tập trung cho Vinfast và VinSmart

Ảnh minh họa.

Vinmart và Vinmart+ sáp nhập vào Masan

Ngày 3/12/2019, Tập đoàn Vingroup (mã VIC) đã phát đi thông báo cho biết, đã thoả thuận nguyên tắc với Tập đoàn Masan (mã MSN) về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. Hiện hai bên đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để tiến tới việc ký hợp đồng chính thức.

Theo nội dung thỏa thuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce của Vingroup hiện sở hữu hệ thống bán lẻ VinMart & VinMart+, Công ty VinEco (nông nghiệp), Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, theo đó Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.

Công ty mới sẽ sở hữu mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco cùng nguồn lực và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan.

Sau khi tiếp quản, Masan Consumer Holding sẽ vẫn giữ nguyên hệ thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như các chính sách đối với Nhà cung cấp. Toàn bộ khách hàng của VinCommerce cũng sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi của Vingroup, đặc biệt là các chính sách đặc quyền thẻ VinID dành cho khách hàng. Các cán bộ nhân viên của VinMart & VinMart+ sẽ được tiếp tục kế thừa các quyền lợi có sẵn từ Vingroup và hưởng thêm các chế độ đãi ngộ từ Masan.

Về phía Vingroup, giao dịch giúp tập đoàn có thể giải phóng nguồn lực cho hệ thống từ lãnh đạo đến quản trị để tập trung hết sức cho mảng Công nghệ và Công nghiệp. Mảng công nghệ và công nghiệp của Vingroup hiện có VinFast và VinSmart.

Cổ phiếu liên tục “dò đáy”, cổ đông lớn nhất quyết thoái sạch vốn tại Gemadept (GMD)

Vietnam Investment FUND II, L.P đã đăng ký bán toàn bộ hơn 42,8 triệu cổ phiếu của CTCP Gemadept (mã GMD) trong khoảng thời gian từ 10/12/2019 – 08/01/2020. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh, thỏa thuận hoặc phương thức được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bao gồm cả giao dịch ngoài biên độ.

Đáng chú ý, từ sau khi Công ty TNHH SSJ Consulting Việt Nam (công ty con của Sumitomo) trở thành cổ đông lớn của Gemadept với 10% cổ phần, VI FUND II đã liên tục có động thái muốn thoái toàn bộ vốn tại doanh nghiệp này.

Trong vòng hơn 3 tháng trở lại đây, quỹ ngoại này đã bán ra hơn 15 triệu cổ phiếu GMD sau nhiều đợt đăng ký. Mới đây nhất, VI FUND II đã đăng ký bán toàn bộ hơn 42,8 triệu cổ phiếu GMD từ ngày 05/11 – 02/12/2019 tuy nhiên hết thời gian giao dịch vẫn chưa bán được bất kỳ cổ phiếu nào và vẫn là cổ đông lớn nhất của Gemadept với 14,4% cổ phần.

Trên thị trường chứng khoán, sau giai đoạn lao dốc mạnh từ đầu tháng 11, cổ phiếu GMD hiện đang giao dịch quanh vùng đáy 23.500 đồng/cổ phiếu. Tạm tính tại mức thị giá này, VI FUND II có thể thu về hơn 1.000 tỷ đồng nếu bán hết số cổ phiếu đăng ký.

Cổ phiếu trôi dần về đáy, Vinachem muốn thoái vốn tại Hóa chất Đức Giang (DGC) với giá gần gấp đôi thị giá

Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đăng ký bán đấu giá toàn bộ hơn 11,45 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC) với giá khởi điểm 49.100 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền thu về khoảng 560 tỷ đồng. Thời gian tổ chức đấu giá dự kiến vào 14h00 ngày 31/12 tại HNX.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DGC hiện đang loanh quanh vùng đáy 27.000 đồng/cổ phiếu sau thời gian dài lao dốc. Như vậy, giá Vinachem muốn thoái vốn cao gấp gần 2 lần so với thị giá cổ phiếu này. Đáng chú ý, cổ phiếu DGC phản ứng khá tích cực với thông tin thoái vốn khi tăng 5,2% lên mức 28.400 đồng/cổ phiếu chỉ sau 30 phút giao dịch đầu phiên 6/12.

Hóa chất Đức Giang có tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục hóa chất Việt Nam được thành lập từ năm 1963 với sản phẩm quen thuộc "Bột giặt Đức Giang". Công ty thực hiện cổ phần hóa vào năm 2004 và chính thức niêm yết trên sàn HNX sau đó 10 năm.

Hiện tại, nhóm cổ đông liên quan Chủ tịch HĐQT Đào Hữu Huyền vẫn đang nắm giữ phần lớn cổ phần tại doanh nghiệp hóa chất này. Trong khi đó, Vinachem hiện sở hữu 11,45 triệu cổ phiếu tương đương 8,85% vốn Công ty.

CTCP Thương mại Thành Thành Công dự chi 100 tỷ đồng mua 16 triệu cổ phiếu SCR

Ngày 2/12, CTCP Thương Mại Thành Thành Công đã đăng ký mua vào hơn 16 triệu cổ phiếu SCR, tương ứng 4,7% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của TTC Land với mục đích đầu tư dài hạn.

Đây là lần đầu tiên Thương Mại Thành Thành Công mua vào để sở hữu cổ phiếu SCR và dự kiến giao dịch từ ngày 5/12 tới 31/12 với tổng giá trị ước tính khoảng 100 tỷ đồng. Hiện, giá cổ phiếu SCR đang được đánh giá là ở mức hấp dẫn cũng như hoạt động kinh doanh duy trì khá hiệu quả trong thời điểm thị trường trong giai đoạn trầm lắng.

Trong chiến lược tăng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tổ chức và Quỹ đầu tư chuyên nghiệp, sau khi Công ty Chứng khoán Bản Việt - VCI đã chính thức trở thành Cổ đông lớn của TTC Land, nếu Thương mại Thành Thành Công hoàn tất giao dịch, dự kiến tổng sở hữu của các Cổ đông lớn và các Bên liên quan sẽ chiếm 42,3% so với từ 36,4%.

“Đại gia” từ Singapore lên kế hoạch thâu tóm công ty quản lý quỹ Việt Nam đang thua lỗ

Thanh Hà