Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X: Vừa phát triển kinh tế, chăm lo đời sống an sinh

21:29 11/09/2021

Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa X với sự tham gia: ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Văn Chánh. Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh.

Mục tiêu phát triển kinh tế

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Kỳ thứ 2 thường lệ giữa năm 2021 xác định tiêu bảo vệ sức khỏe của người dân lên hàng đầu, tránh lây lan nhanh trên diện rộng cộng đồng.  Đông thời, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã nỗ lực, đồng tâm, hiệp lực tập trung ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, dập dịch nhanh nhất có thể, ổn định tình hình để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa X tập trung vấn đề xây dựng kế hoạch về phát triển kinh tế và đưa Bình Dương trở về trạng thái “bình thường mới”
Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa X tập trung vấn đề xây dựng kế hoạch về phát triển kinh tế và đưa Bình Dương trở về trạng thái “bình thường mới”.

Về vấn đề kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2021, cần thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế, xã hội đã đạt được những kết quả khá tích cực trên các lĩnh vực.

Tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng tăng 7,23% so với cùng kỳ (tăng cao hơn so với mức tăng GRDP của cả nước là 5,64%); chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,23%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 47,2%; thặng dư thương mại 3,75 tỷ đô la Mỹ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 55.200 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ; tỉnh đã thu hút 1,410 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, tăng 46% và 53.000 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước, tăng 78% so với cùng kỳ. Thu ngân sách tăng khá, ước đạt 36.600 tỷ đồng, tăng 23% so cùng kỳ; chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả và kịp thời cho các nhiệm vụ phát sinh.

Đồng thời, cần kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Bên cạnh đó, các chỉ số về năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính có bước cải thiện lớn về điểm số và thứ hạng. Đề án Thành phố thông minh Bình Dương tiếp tục được triển khai thực hiện với các chương trình, dự án theo lộ trình và được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) vinh danh vào top 7 các cộng đồng có chiến lược thông minh trên thế giới; hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư - thương mại được tổ chức với hình thức phù hợp; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định. 

Đồng chí Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết: Cùng với bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, tỉnh thường xuyên chăm lo, thực hiện tốt an sinh xã hội
Đồng chí Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết: Cùng với bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, tỉnh thường xuyên chăm lo, thực hiện tốt an sinh xã hội. (Ảnh: Báo Dân Sinh)

Mặt khác, bà Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, trong giai đoạn tới, nhận định: Tình hình trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi đó nội tại nền kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là rất nặng nề. Đặc biệt đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Do vậy, UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ Doanh khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất, kinh doanh; cải thiện môi trường kinh doanh, chú trọng cải cách, tạo điều kiện thuận lợi thu hút và khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản.

Về giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết tỉnh sẽ thực hiện các giải pháp để “mở cửa” trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lộ trình; tổ chức lưu thông trên địa bàn trong trạng thái “bình thường mới”, xây dựng các chính sách thuộc thẩm quyền để hỗ trợ DN, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; bảo đảm nguyên vật liệu và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu.

UBND tỉnh sẽ tập trung khơi thông dòng vốn đầu tư phát triển, sớm triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn để khởi công mới các công trình đủ điều kiện tại các “vùng xanh” trên địa bàn; tiếp tục thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bình Dương sẽ tạo đột phá trong cải cách hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh và hoạt động sản xuất, kinh doanh; đổi mới cách thức giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Tỉnh thành lập các tổ công tác đặc biệt để nhanh chóng giải quyết các khó khăn trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đời sống người lao động. Cùng với đó là thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, kịp thời hỗ trợ tạo việc làm mới cho người lao động, triển khai nhanh các chính sách hỗ trợ người dân và DN, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, phục vụ đời sống người dân...

Tiến độ các công trình trọng điểm triển khai chậm 

Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình các ý kiến đóng góp của các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và một số giải pháp trọng tâm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong các tháng cuối năm 2021. 

Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày về giải pháp phát triển kinh tế vào những tháng cuối năm.
Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày về giải pháp phát triển kinh tế vào những tháng cuối năm.. (Ảnh: TTX.)

Trong đó, giải trìnhý kiến về tiến độ triển khai thực hiện một số công trình trọng điểm còn chậm; công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.  Chủ tịch UBND tỉnh cho biết công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là vấn đề phức tạp, khó khăn trong thời gian qua.

Lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thường xuyên và có nhiều giải pháp quyết liệt. Tuy nhiên, cùng với tác động của dịch bệnh và những nguyên nhân trước đây như đơn giá bồi thường, chưa kịp thời bố trí dự án dẫn đến áp lực công việc và ảnh hưởng thời gian hoàn thành dự án.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị, thành phố tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với từng công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn; rà soát, nghiên cứu tạo “quỹ đất sạch”, lập phương án đầu tư, xây dựng các khu tái định cư để bố trí tái định cư.  Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở, ngành, chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị, thành phố trong quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo đối với các trường hợp vượt thẩm quyền. 

Hoàng Thu