Giao thương Việt Nam- Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm

00:00 12/10/2020

(DNHN) . Việt Nam hiện đang là thị trường dược phẩm lớn nhất của Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam đang có tiềm năng trở thành một nhà cung cấp chính về thành phần hoạt chất dược phẩm (API) cho nghành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ.

thuc-day-kinh-te-thuong-mai

Các DN tham gia giao lưu thương mại Việt Nam – Ấn Độ tại TP.HCM

Tại buổi giao lưu thương mại Việt Nam - Ấn Độ nghành dược phẩm diễn ra vừa qua tại TP.HCM, đại hiện hai nước đã trình bày những mong muốn hợp tác dài lâu về thương mại và công nghệ trong lĩnh vực này.

Dược phẩm có nguồn gốc từ Ấn Độ, chiếm 20% thị trường xuất khẩu toàn cầu về khối lượng. Hiện nay, Ấn Độ là thị trường lớn thứ sáu về quy mô và dự kiến sẽ thu hơn 45 USD tỷ doanh thu vào năm 2020. Vacxin có nguồn gốc từ Ấn Độ được xuất khẩu trên 200 quốc gia. Ngoài ra, có 6 công ty Ấn Độ nằm trong top 20 nhà sản xuất thuốc hàng đầu trên thế giối. Thị trường dược phẩm Ấn Độ được kỳ vọng tăng trưởng 15% hàng năm trong giai đoạn 2015 - 2020 và sẽ vượt xa thị trường chung của thế giới (được kỳ vọng tăng trưởng 5% trong cùng kỳ). Hiện Ấn Độ xuất khẩu 55% sản phẩm qua các thị trường khó tính với giá trị 3,6 tỷ USD.Ấn Độ bắt đầu cung cấp thuốc vào Việt Nam vào đầu năm 1990 ở hầu hết các lĩnh vực và đa dạng từ: Nguyên vật liệu, công thức thành phẩm, thảo dược, công nghệ và các thiết bị, đem lại các lựa chọn về phương pháp điều trị tiên tiến với giá cả phải chăng, mà người trực tiếp hưởng lợi là bệnh nhân.

Việt Nam hiện là thị trường lớn nhất của Ấn Độ  tại khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng 1.36%/năm. Ngoài ra, Ấn Độ còn là một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu vacxin vào Việt Nam. Tháng 12/2013, Việt Nam cũng đã có vacxin được giới thiệu tại Ấn Độ.

Tại buổi giao lưu thương mại Việt Nam - Ấn Độ nghành dược phẩm vừa qua, bà Hoàng Thanh Mai - Phó phòng Quản lý Thông tin & Quảng cáo, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: “Tính đến này 14/3/2016, tại Việt Nam có 7.630 số đăng ký thuốc nước ngoài còn hiệu lực trong đó có 2.814 số đăng ký thuốc của các công ty Ấn Độ”.

“Các doanh nghiệp Ấn Độ còn cung ứng các thuốc chuyên khoa đặc trị với chi phí hợp lý. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là nhà cung cấp nguyên liệu thuốc hàng đầu cho Việt Nam”. Bà Mai nhấn mạnh.

Bà Smita Pant, Tổng lãnh sự Ấn Độ cho biết: “Ấn Độ đang nhập khẩu các thành phần hoạt chất dược phẩm từ các nước khác và nhận ra rằng Việt Nam có thể trở thành một nhà cung cấp chính về thành phần hoạt chất dược phẩm (API) cho nghành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ. Hai nước cần phải làm việc chặt chẽ hơn về trở thành đối tác trong lĩnh vực này.

Do có mối quan hệ hợp tác lâu năm, khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Ấn Độ vào tháng 10/2014, Ấn Độ cũng đã đề xuất thành lập một nhóm công tác về y tế và dược phẩm, để thảo luận về các vấn đề liên quan đến trao đổi thông tin, tiếp cận thị trường, đăng ký và hợp tác trong lĩnh vực y học cổ truyền.

Trong buổi giao lưu thương mại Việt Nam - Ấn Độ nghành dược phẩm, đại diện Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dược phẩm Ấn Độ (Pharmexcil) cho biết: “Ấn Độ hiện đang tiến hành chương trình trao đổi kiến thức quốc tế giữa quan chức cấp cao nhằm rút ra sự đồng thuận về thông lệ thương mại quốc tế và đánh giá thành tựu đã được và đạt được sự đồng thuận về mặt quy chế quản lý về chất lượng. Ấn Độ mong muốn hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý chất lượng quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực này, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vacxin và thuốc sẽ là trọng tâm trong quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian tới.

Được biết, tại buổi giao lưu thương mại Việt Nam- Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm vừa qua phái đoàn dược phẩm Ấn Độ (Pharmexcil) được dẫn đầu bởi ông Ravi Udaya Bhaskar - Giám đốc điều hành bổ sung Pharmexcil. Phái đoàn bao gồm lãnh đạo 35 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm đến từ Ấn Độ.

Bài và ảnh: Bình An (Văn phòng Đại diện phía Nam)