Tương lai nào cho thị trường công nghệ toàn cầu?

00:00 12/10/2020

Một ngày nào đó, điện thoại thông minh (smartphone) cũng sẽ biến mất giống hệt những chiếc máy nhắn tin hay máy fax từng một thời là mặt hàng công nghệ thời thượng.

Khi máy nhắn tin chỉ còn trong ký ức

Ngày 3.12, Tokyo Telemessage - nhà cung ứng dịch vụ máy nhắn tin cuối cùng của Nhật Bản, công bố quyết định sẽ chấm dứt dịch vụ ở Tokyo và ba vùng lân cận vào tháng 9.2019. Theo Tokyo Telemessage, đây là một quyết định “rất đáng tiếc”. “Các máy nhắn tin từng là vật rất phổ biến trong xã hội Nhật Bản, nhưng số lượng người dùng ngày nay đã giảm còn 1.500”. Tokyo Telemessage cho biết thêm, hãng đã ngừng sản xuất thiết bị phần cứng cách đây 20 năm!

Máy nhắn tin là thiết bị viễn thông không dây nhận và hiển thị tin nhắn thoại hoặc chữ và số. Nó có hai loại là máy nhắn tin một chiều, tức chỉ có thể nhận tin nhắn và máy nhắn tin hai chiều, tức có thể gửi lẫn nhận tin nhắn. Các máy nhắn tin sử dụng máy phát tín hiệu nội bộ để liên lạc với nhau.

Song điện thoại di động xuất hiện ngay sau đó, nhanh chóng đưa máy nhắn tin thành món đồ công nghệ lỗi mốt. Hãng viễn thông lớn NTT từng giới thiệu máy nhắn tin hồi năm 1968 phải ngừng dịch vụ vào năm 2007.

Viễn cảnh nào cho điện thoại thông minh (smartphone)?

Đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thì điện thoại thông minh là một vật bất ly thân. Thế nhưng, liệu một ngày nào đó, điện thoại thông minh cũng sẽ biến mất giống hệt những chiếc máy nhắn tin?

Một ngày nào đó, smartphone cũng sẽ biến mất giống hệt những chiếc máy nhắn tin hay máy fax từng một thời là mặt hàng công nghệ thời thượng.

Máy tính để bàn và máy tính xách tay được tạo thành từ việc kết hợp chuột, bàn phím và màn hình vào chung một thiết bị. Smartphone, có lẽ cũng được phát triển theo mô hình đó, biến nó trở nên nhỏ hơn cùng sự tương tác và cảm ứng ảo. Và có lẽ dẫn đầu trong các ông lớn ngành công nghệ, không thể không kể đến hai ông lớn Apple và Samsung. Thế nhưng dường như, cả Apple và Samsung đều nhiều lần làm người hâm mộ thất vọng, từ các thiết kế kém tinh tế, cho đến khả năng tương thích với những công nghệ không dây mới.

Một ngày nào đó, smartphone cũng sẽ biến mất giống hệt những chiếc máy nhắn tin hay máy fax từng một thời là mặt hàng công nghệ thời thượng. Viễn cảnh cuộc sống không điện thoại thông minh có thể xảy ra nhưng có lẽ, cần vài ít nhất một thập kỷ nữa để có sự chuyển biến đủ lớn khiến thiết bị này bị khai tử.

Nền tảng khiến smartphone sụp đổ có thể đang được Elon Musk, Microsoft, Facebook, Amazon hay một số lớn các công ty mới khởi nghiệp đang nghiên cứu, phát triển. Elon Musk đã cho ra đời Neuralink - Công ty nghiên cứu khả năng kết nối não người với máy tính. Đây là bước đi tiếp theo trong nỗ lực hòa quyện giữa thể chất và thế giới số, giúp con người và máy móc hợp thành một.

Với sự phát triển của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, cho dù smartphone có bị khai tử đi chăng nữa, con người ta sẽ có một loại máy móc khác thay thế với tính ưu việt hơn bởi dòng chảy của thông tin số.

Việt Nam ở đâu trong bản đồ công nghệ thế giới?

Một loạt vấn đề được đặt ra giữa lúc Bộ Thông tin - Truyền thông đang khuyến khích phát triển hạ tầng băng thông rộng và hạ tầng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện mạng di động 4G, nghiên cứu triển khai 5G đáp ứng yêu cầu internet kết nối vạn vật trong thời gian sớm nhất. Nhưng để làm chủ được công nghệ của tương lai, phải thực hiện các bước chuẩn bị ngay từ hôm nay.

Theo ông Denis Brunetti – Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào đồng thời cũng là Đồng chủ tịch EuroCham tại Việt Nam cho biết “Khái niệm về “Cách mạng Công nghiệp 4.0” sẽ thay đổi cách Việt Nam sản xuất và thiết kế sản phẩm công nghệ

Đến nay tại Việt Nam, đa số các dịch vụ công đã chuyển sang trực tuyến. Việt Nam đã cơ bản phủ sóng 4G với hơn 4.000 trạm phát sóng và hơn 95% dân số được phủ sóng, và khoảng 55% người Việt sử dụng điện thoại thông minh. Đây là nền tảng quan trọng giúp Việt Nam nắm bắt nhanh chóng những thành tựu công nghệ mới.

Ông Denis Brunetti cho biết thêm, ông “kỳ vọng năm 2021 mạng 5G sẽ có mặt ở Việt Nam, tuy nhiên đây là khuyến nghị của chúng tôi cho Việt Nam chứ không phải là thời gian mà các bạn bắt buộc phải làm nhưng đó là thời gian chín muồi. Nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ 4G mà Ericsson cung cấp cho các nhà mạng tại Việt Nam hoàn toàn dễ dàng chuyển đổi sang 5G một cách đơn giản và với chi phí thấp”.

Để đón đầu làn sóng công nghệ tại Việt Nam, rất nhiều đại gia đã không thể đứng ngoài cuộc chơi. Bphone, một sản phẩm di động do Bkav nghiên cứu, sản xuất đã ra mắt thế hệ thứ 3- Bphone 3 vào ngày 10-10 và hiện nay Bkav đã có kế hoạch cho Bphone 4 dự kiến ra mắt vào năm sau. Không chịu kém cạnh, sau Bphone, đến lượt Vingroup trình làng thương hiệu điện thoại “Made in Vietnam”. Theo thông báo mới nhất từ Vingroup, ngày 14/12 tập đoàn này sẽ mở bán 4 smartphone thương hiệu Vsmart tại TP.HCM.