Sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc trốn đóng bảo hiểm

10:07 01/07/2024

Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, và cụ thể hóa các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm.

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 đã bổ sung nhiều quy định nhằm tăng cường chế tài xử lý các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, lần đầu tiên, luật mới đã có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm.

Vấn đề chậm đóng và trốn đóng bảo hiểm xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động. Do vậy, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung các quy định nhằm xử lý triệt để tình trạng này.

Sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc trốn đóng bảo hiểm
Sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc trốn đóng bảo hiểm.

Luật mới quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, và cụ thể hóa các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm. Những biện pháp này nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động được bảo vệ một cách tốt nhất và duy trì tính bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội.

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 đã bổ sung nhiều quy định nhằm tăng cường chế tài xử lý các hành vi chậm đóng và trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.

Theo luật mới, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp được xác định qua các trường hợp sau:

  1. Người sử dụng lao động chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ đã đăng ký. Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hàng tháng, hoặc ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần hoặc 6 tháng một lần.

  2. Người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn kê khai và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vốn được quy định là 30 ngày kể từ khi người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

  3. Người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, luật mới cũng quy định rõ các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm:

  1. Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định, người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm thất nghiệp.

  2. Người sử dụng lao động đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định.

  3. Người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất, hoặc không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất, và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc.

  4. Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Chính phủ.

  5. Luật mới đã sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội như:

    Quy định cụ thể biện pháp xử lý đối với hành vi chậm đóng, và trốn đóng bảo hiểm xã hội.

    Đó là, bắt buộc đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội chậm đóng, trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng, và số ngày chậm đóng, trốn đóng.

    Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

    Riêng đối với hành vi trốn đóng, còn có biện pháp mạnh là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

  6. P.V (t/h)