Sắp diễn ra tọa đàm 'Chiến lược và Hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam'

11:50 16/06/2022

Tọa đàm 'Chiến lược và Hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam' do Báo Công Thương tổ chức sẽ diễn ra vào sáng ngày 22/6 tới đây tại Hà Nội.

Luật Dầu khí được ban hành ngày 6/7/1993 và sửa đổi, bổ sung vào các năm: 2000 và 2008. Luật Dầu khí và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành Dầu khí trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN) và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển

Tuy vậy, quá trình triển khai thi hành Luật cũng bộc lộ một số vướng mắc, bất cập. Đó là, một số vấn đề thực tế phát sinh mang tính đặc thù của hoạt động dầu khí nhưng chưa được quy định cụ thể bởi Luật Dầu khí và các văn bản hướng dẫn hoặc một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, một số vấn đề được quy định trong Luật Dầu khí chưa bảo đảm đồng bộ với các quy định pháp luật khác. Một số vấn đề đang được quy định tại các văn bản dưới Luật cần được luật hóa để nâng cao hiệu quả thi hành của Luật.

Xuất phát từ thực tiễn quản lý, thực trạng thi hành pháp luật và bối cảnh hiện nay, việc xây dựng Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) là điều hết sức cần thiết. Hoàn thiện thể chế là đòn bẩy quan trọng cho ngành Dầu khí phát triển. 

Ảnh minh họa

Chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam đã và đang diễn ra mạnh mẽ.

“Chiến lược và Hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam” là chủ đề của chương trình tọa đàm sẽ được Báo Công Thương tổ chức vào sáng ngày 22/6 tới đây tại Khách sạn Hilton, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Với định hướng chiến lược phát triển kinh tế xanh, bền vững cùng những cam kết tại COP26 của Chính phủ về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có chương trình chuyển đổi năng lượng.

Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, song việc hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là quá trình áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng điện trong đầu tư, sản xuất, tiêu dùng; phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo… vẫn cần được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp.

Chương trình tọa đàm với chủ đề "Chiến lược và Hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam" do Báo Công Thương tổ chức mong muốn nhận được các ý kiến của các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, các ý kiến đóng góp quý báu này sẽ góp phần làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách trong tương lai.

Tại buổi tọa đàm, các tham luận với các vấn đề gồm: Tổng quan về chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam và định hướng; Quan điểm của Hoa Kỳ về chuyển đổi năng lượng và sự hỗ trợ cho Việt Nam; Thách thức và cơ hội của thị trường điện hiện nay với sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo; Vai trò của công nghệ trong hỗ trợ chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam;…

Bên cạnh đó, các diễn giả sẽ tham gia thảo luận và trao đổi xung quanh chủ đề Chiến lược và Hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam với những thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng; Cấu trúc giá điện, nguồn vốn, công nghệ liên quan đến chuyển đổi năng lượng; Khuyến nghị chính sách, công nghệ, nguồn vốn…

PV