Nhân tố giúp ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Việt Nam phát triển hiệu quả

09:34 18/01/2024

Các doanh nghiệp của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và xu hướng công nghiệp hóa, ngành logistics ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ngành logistics ở Việt Nam tăng trưởng nhanh

Hiện nay, Việt Nam đang trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Sự phát triển này đồng nghĩa với việc tăng cường hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, tạo ra nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ logistics.

Logistics là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong những năm qua. Động lực cho sự phát triển này là nền kinh tế tăng trưởng ổn định, hoạt động sản xuất được đẩy mạnh và sự bùng nổ của thương mại điện tử.

Mục tiêu phát triển đất nước trên cơ sở một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu là lý do khác giải thích tại sao hệ thống logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo thuận lợi cho thương mại. Minh chứng là, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam gần chạm mốc 500 tỷ USD.

Mạng lưới hàng không, hàng hải và đường bộ đóng góp chủ lực cho bức tranh vận chuyển hàng hóa. Năm 2022, hệ thống cảng biển Việt Nam vận chuyển khoảng 733,18 triệu tấn hàng hóa, tăng 4% so với năm 2021. Sản lượng container thông qua hệ thống cảng biển đạt khoảng 25,09 triệu TEU, tăng 5% so với năm 2021. Trước đó, trong năm 2021, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ đạt 1,2 tỷ tấn.

Thị trường logistics Việt Nam có sự tham gia của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ giá trị thấp. Các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh mạnh mẽ với nhau, nhưng nhìn một cách tổng thể, thị trường logistics Việt Nam đang nghiêng về các doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tới 3/4 tổng doanh thu toàn ngành).

Hơn 30 công ty cung cấp dịch vụ hậu cần quốc tế như DHL, FedEx, Maersk… đã có mặt tại Việt Nam. Về phía doanh nghiệp trong nước, có thể kể đến Vinalines, Petrovietnam Transport và Viettel Post… Các doanh nghiệp này cung cấp một số dịch vụ như chuyển phát nhanh và cho thuê kho bãi.

Theo đó, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm cả cảng biển, đường bộ, đường sắt và hàng không. Điều này giúp cải thiện khả năng vận chuyển và giảm chi phí logistics.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Đông Á (RCEP) và Hiệp định EVFTA với Liên minh châu Âu. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logistics tận dụng thị trường quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Chú trọng áp dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng ở Việt Nam

Cần phải tăng cường đổi mới công nghệ, những doanh nghiệp logistics ở Việt Nam đang chú trọng áp dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vào quản lý chuỗi cung ứng. Việc sử dụng hệ thống quản lý kho, theo dõi vận chuyển và dịch vụ trực tuyến giúp nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa quá trình vận hành.

Trong đó, việc quản lý môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững đã trở thành một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực logistics. Các doanh nghiệp đang tìm cách giảm khí thải, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, dù đang có sự phát triển đáng kể, thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức. Các vấn đề như ùn tắc giao thông, pháp lực cạnh tranh, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và quy trình hải quan phức tạp vẫn cần được giải quyết để nâng cao hiệu suất và cạnh tranh của ngành này.

Cơ hội và định hướng phát triển

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nhiều dịch vụ logistics khác nhau như logistics nông nghiệp, logistics thực phẩm, logistics y tế và logistics điện tử. Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực đặc thù để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Việc tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một xu hướng quan trọng. Các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam có thể tận dụng vị trí địa lý thuận lợi và khả năng vận chuyển để trở thành một liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực.

Để đáp ứng với sự phát triển của ngành logistics, cần tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này giúp nâng cao năng lực chất lượng cao. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn trong ngành này. Nhất là, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain và internet of Things đang có tiềm năng thay đổi ngành logistics. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và áp dụng các công nghệ này để cái thiện quá trình quản lý và vận hành.

Như vậy, Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng. Sư tăng trưởng kinh tế, đầu tư hạ tầng, hợp tác quốc tế và đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần được vượt qua và cơ hội phát triển cần được tận dụng. Để đạt được sự phát triển bền vững, cần phải tăng cường hợp tác giữa Chính phủ, các doanh nghiệp và các bên liên quan khác để xây dựng một hệ thống logistics cùng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và cạnh tranh.

Nghệ Nhân