Ngành may mặc Trung Quốc giậm chân tại chỗ, đặt cược vào thị trường cuối năm

15:35 17/08/2021

Ông Lu, người đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc ở Sán Đầu, Quảng Đông cho biết, ngành hàng may mặc đã có tín hiệu khởi sắc trong nửa đầu năm nhưng hiện nay dường như đã chững lại. Hiện số lượng các đơn hàng đang giảm sút, tất cả các đơn của tháng 7 và tháng 8 đã được chuyển đi nhưng khách vẫn chưa đặt thêm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Theo số liệu do Tổng cục Hải quan công bố mới đây, xuất khẩu quần áo và xuất khẩu hàng dệt may đều giảm trong tháng Bảy. Xuất khẩu thời trang may mặc đạt 181,39 tỷ Nhân dân tệ, giảm 18,24% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 1,82% so với tháng trước và giảm 4,21% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may nói riêng đạt 75,06 tỷ Nhân dân tệ, giảm 33,73% so với cùng kỳ năm trước, giảm 6,90% so với tháng trước và tăng 1,30% so với cùng kỳ năm 2019; xuất khẩu quần áo đạt 106,33 tỷ Nhân dân tệ, giảm 2,08% so với tháng trước tháng và giảm 7,76% so với cùng kỳ năm 2019.

Trên thực tế, kể từ quý II, tốc độ tăng xuất khẩu hàng dệt may hàng tháng giảm dần. Tháng 5 vừa qua xuất khẩu giảm 16,8%, tháng 6 xuất khẩu tiếp tục giảm nhưng mức giảm hẹp hơn đáng kể so với tháng 5, chỉ 3,7. %.

Sự sụt giảm lớn của hàng dệt may phần lớn là do các đơn hàng xuất khẩu của ngành dệt may tại một số nước Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ và Bangladesh đã nối lại. Ông Lu, người làm trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc đồng tình: “Nếu dịch bệnh ở các nước Đông Nam Á khác dịu đi thì đơn hàng trong Trung Quốc sẽ giảm”. Việc thiếu đơn đặt hàng thực tế, niềm tin thị trường suy giảm đã khiến tốc độ hoạt động ngành giảm rõ rệt.

Bên cạnh đó, nguyên nhân khác là do dịch bệnh tại Trung Quốc, các vấn đề môi trường, dịp nghỉ lễ dẫn đến thiếu công nhân, tình trạng thiếu đơn đơn đặt hàng và tồn kho thành phẩm trong nhà máy tăng sau giữa tháng 7.

Sau khoảng thời gian này, các đơn hàng trong ngành dệt sợi hóa học hạ nguồn đã dần nguội lạnh, mặc dù tốc độ hoạt động chung vẫn ở mức cao so với cùng kỳ, nhưng rất khó để phân tích tình hình của các khu vực và mô hình một cách cụ thể. Trong nửa cuối năm, khủng hoàng hơn cả việc thiếu đơn hàng và cước vận chuyển đường biển cao là lượng tồn tăng chưa có điểm dừng.

Hiện tại, xét theo xu hướng của các chỉ số khác nhau, lượng khởi động của ngành dệt vẫn ở mức cao so với các năm trước, và lượng vải thô và nguyên phụ liệu tồn kho vẫn nằm trong ngưỡng có thể kiểm soát được. Thế nhưng cũng trong khoảng thời gian này, các đơn hàng tại các nước Đông Nam Á đã quay trở lại ở một mức độ nhất định, gây áp lực cho “công xưởng của thế giới”. Về cơ bản ngành may mặc Trung Quốc đang tiến đến gần cùng kỳ năm 2020 và “đặt cược” vào sự phát triển trong những tháng tới.

TL