Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn đầu tư hiệu quả

10:30 25/12/2023

Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB là một trong những ngân hàng chính sách của Chính phủ, với nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Doanh nghiệp được “thoát hiểm” nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thời gian qua, VDB thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã có tác động mạnh mẽ, tích cực đến các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, góp phần đem lại hiệu quả thiết thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới; các chương trình, dự án lớn và sản phẩm trọng điểm đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và của cả nước.

Dự án Bệnh viện Quốc tế Phương Châu là một trong những dự án bệnh viện được vay vốn ưu đãi từ VDB.
Dự án Bệnh viện Quốc tế Phương Châu là một trong những dự án bệnh viện được vay vốn ưu đãi từ VDB..

VDB chi nhánh Cần Thơ đã góp phần không nhỏ làm hồi sinh nhiều dự án của Thành phố Cần Thơ. Điển hình như Bệnh viện phụ sản Phương Châu được VDB hỗ trợ 162 tỷ đồng xây dựng bệnh viện chuyên khoa phụ sản hiện đại với quy mô 200 giường, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em trong khu vực. Giúp bệnh viện hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào hoạt động kịp thời góp phần phát triển trung tâm y tế của vùng ĐBSCL. Hiện nay Bệnh viện Phương Châu đã phát triển rất mạnh tại ĐBSCL và mở rộng tại các tỉnh thành như Đồng Tháp, Sóc Trăng và TP.HCM

VDB đã hỗ trợ vốn 50 tỷ đồng cho nhà máy chiếu xạ thực phẩm với công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm để xử lý thanh trùng, tiệt trùng và bảo quản các hàng hóa nông, thủy hải sản dụng cụ y tế và đông dược đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu. Góp phần mục tiêu phát triển ngành thủy sản Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

Phát triển nông thôn mới thông qua các dự án kiên cố hóa kênh mương, nhà vượt lũ

Thực hiện chương trình kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chi nhánh Cần Thơ đã giải ngân 2.688 tỷ đồng đầu tư 37 dự án cho Chương trình kiên cố hoá kênh mương, đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn từng bước hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng, cải tạo bê tông hoá đường giao thông nông thôn.

Mỗi khu lũ về bà con yên tâm an cư trong khu dân cư vượt lũ nhờ sự hỗ trợ nguồn vốn từ VDB.
Mỗi khu lũ về bà con yên tâm an cư trong khu dân cư vượt lũ nhờ sự hỗ trợ nguồn vốn từ VDB.

Thông qua nguồn vốn từ VDB giải ngân thực hiện cho chương trình kiên cố hóa kênh mương ở khu vực ĐBSCL, đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, hệ thống kênh mương nội đồng cho các địa phương đã được bê tông hóa, có thể sử dụng lâu dài phục vụ tưới tiêu cho các sản phẩm nông nghiệp, như: lúa, rau màu, nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng đưa sản xuất nông nghiệp tại nhiều khu vực theo hướng hiện đại hóa, đường giao thông nông thôn được kiên cố, bê tông hóa tại ĐBSCL; các cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề được cải tiến rõ rệt, tạo điều kiện phát triển ngành nghề, phát triển thủy sản, phục vụ đời sống dân cư và xuất khẩu và đầu tư xây dựng lưới điện, trạm bơm góp phần cho các địa phương chủ động về nguồn nước trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống lũ lụt, ngập úng khi thay đổi thời tiết.

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn, Cần Thơ là một trong những dự án được vay vốn ưu đãi từ VDB.
Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn, Cần Thơ là một trong những dự án được vay vốn ưu đãi từ VDB.

Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL, với số vốn giải ngân 392 tỷ đồng đầu tư xây dựng 21 dự án Cụm dân cư vùng vượt lũ đã tạo thuận lợi cơ bản cho sự ổn định đời sống cho các hộ dân phát triển bền vững, hình thành các khu dân cư đô thị nông thôn với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ như tại khu vượt lũ huyện Thới Lai, Cờ Đỏ… tạo điều kiện cho người dân được bảo đảm an toàn khi có lũ về, có nhà ở an cư không còn cảnh chạy lũ như trước kia, được tiếp cận với văn hoá, văn minh, người dân có điều kiện học hành nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ngày càng tốt hơn.

Lãnh đạo VDB – Chi nhánh Cần Thơ và CB CNV tham dự Hội thao lập thành tích thi đua kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023) và 17 năm Ngày thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Lãnh đạo VDB – Chi nhánh Cần Thơ và CB CNV tham dự Hội thao lập thành tích thi đua kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023) và 17 năm Ngày thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Tâm – Giám đốc VDB Chi nhánh Cần Thơ cho biết: Với chức năng tín dụng của Nhà nước trực thuộc Chính phủ, nên VDB cho vay những dự án thuộc các ngành, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích phát triển như: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (Dự án đầu tư khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp, làng nghề; Dự án đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật; Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Dự án đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng, cải tạo, mua sắm thiết bị các bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học; Dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, nâng cấp công trình đường bộ, công trình đường sắt, cảng thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không).

Hội nghị Người lao động - Chi nhánh NHPT Khu vực Cần Thơ năm 2023.
Hội nghị Người lao động - Chi nhánh NHPT Khu vực Cần Thơ năm 2023.

Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản sử dụng công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất muối công nghiệp; Dự án giết mổ gia súc và gia cầm tập trung; Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống vật nuôi, giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản). Lĩnh vực công nghiệp (Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP; Dự án đầu tư nhà máy phát điện sử dụng các nguôn năng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học, điện sinh khối, khí tự nhiên hóa lỏng (LNP) và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo; Dự án sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật; Dự án đầu tư sản xuất cơ khí trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Dự án đầu tư, sản xuất các sản phẩm phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn; Dự án đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch; Dự án đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường; Dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo danh mục công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành; Dự án đầu tư thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và các dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển và chính thức thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2006.

Trong thời gian qua, VDB đã huy động hơn 630 nghìn tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, trong đó chủ yếu từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Số dư vốn huy động có kỳ hạn tại ngày 31/12/2020 là 104.626 tỷ đồng và 202,9 triệu USD. Nguồn vốn huy động của VDB cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu giải ngân cho các chương trình mục tiêu và kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. VDB cũng đã và đang thực hiện quản lý, cho vay lại vốn nước ngoài theo đúng nhiệm vụ Bộ Tài chính giao, hiện đang quản lý 368 dự án cho vay theo Hiệp định của Chính phủ với tổng số vốn cam kết là 14.708 triệu USD, dư nợ tương đương hơn 155 nghìn tỷ đồng.

Ngày 07/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Nghị định có hiệu lực thi hành ngày 22/12/2023.

Thu Hiền – Đặng Hải