Nga: Xem xét gia hạn việc hạn chế xuất khẩu phân bón thêm 6 tháng

23:00 26/03/2023

Nga đã đưa ra hạn ngạch tạm thời đối với một số mặt hàng phân bón xuất khẩu vào cuối năm 2021 để đảm bảo nguồn cung trong nước nhưng đã phải liên tục gia hạn để giúp hỗ trợ thị trường trong nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ngày 24/3, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết, Nga có thể gia hạn việc hạn chế xuất khẩu phân bón trong 6 tháng cho đến tháng 11/2023 để giúp hỗ trợ thị trường trong nước.

Nga đã đưa ra hạn ngạch tạm thời đối với một số mặt hàng phân bón xuất khẩu vào cuối năm 2021 để đảm bảo nguồn cung trong nước nhưng đã phải liên tục gia hạn kể từ đó. Các quy định hạn chế hiện tại sẽ hết hạn vào cuối tháng Năm tới.

Cụ thể, Nga cho biết các biện pháp giới hạn xuất khẩu phân đạm sẽ kéo dài 6 tháng, bắt đầu ngay từ tháng 12 tới đây; lượng phân đạm xuất khẩu của nước này sẽ bị hạn chế ở mức 5,9 triệu tấn và lượng phân đạm phức hợp sẽ bị giới hạn tối đa ở mức 5,35 triệu tấn.

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây trồng, bao gồm chủ yếu các dòng phần Urea, phân Ammonium Nitrate, phân Ammonium Sulphate, phân đạm Chloride, phân Calcium Cyanamide và phân Ammonium Phosphate.

Chính phủ Nga cho biết, việc giới hạn khẩn cấp này nhằm kìm giữ đà tăng giá của các loại nông sản nội địa khi giá phân bón tăng vọt. Động thái này của Nga sẽ khiến tình trạng căng thẳng nguồn cung phân bón, đặc biệt là các dòng phân đạm, trên thị trường toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn và kích hoạt làn sóng tăng giá phân bón mới.

Bộ trưởng Patrushev cho biết: “Cùng với Bộ thương mại và Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga, chúng tôi đang nỗ lực mở rộng các biện pháp hiện có đối với phân bón thêm sáu tháng nữa, đến hết tháng 11/2023.”

Hiện tại, Nga là một trong những nhà sản xuất kali, phốt phát và phân bón chứa nitơ hàng đầu thế giới. Chính phủ Nga cho biết, việc giới hạn xuất khẩu mặt hàng này nhằm kìm giữ đà tăng giá của các loại nông sản nội địa khi giá phân bón tăng vọt. Động thái này của Nga sẽ khiến tình trạng căng thẳng nguồn cung phân bón, đặc biệt là các dòng phân đạm, trên thị trường toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn và kích hoạt làn sóng tăng giá phân bón mới.

Ngọc Phi (TH)

Tags: