Nạn vi phạm bản quyền văn học trực tuyến tại Trung Quốc tăng cao

09:00 25/04/2021

Tại đất nước tỉ dân, lĩnh vực văn học trực tuyến vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn vi phạm bản quyền trong nhiều năm. Trong khi một số lượng lớn bản quyền trực tuyến được mua với giá cao hàng năm, mặt khác, nhiều nhà sáng tạo cảm thấy bất lực khi tác phẩm gốc của họ bị vi phạm bản quyền.

“Những tên cướp biển”

Với sự xuất hiện của các trang web vi phạm bản quyền, độc giả có thể xem tiểu thuyết miễn phí, những tên “cướp biển” đang cố gắng kiếm tiền từ lưu lượng truy cập dưới dạng quảng cáo còn chủ sở hữu bản quyền đang gấp rút vừa ngăn chặn trộm nạn cắp vừa bảo vệ quyền lợi. Nhưng rõ ràng, các trang web và nền tảng vi phạm bản quyền đã và đang kiếm tiền và lợi ích trong vùng xám một cách bất hợp pháp.

Trường hợp điển hình là vụ việc của trang tiểu thuyết Biquge được biết đến là tên “cướp biển cầm đầu băng đảng” vi phạm bản quyền Internet. Sau khi Biquge bị thu giữ, một bộ dữ liệu gây sốc đã được tiết lộ. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông liên quan, số lượng tiểu thuyết thực tế bị Biquge vi phạm lên tới hơn 400.000 cuốn với hơn 2,1 tỷ lượt xem và số tiền liên quan là hơn 1,77 triệu NDT, trong số này có 120 nghìn bản và hơn 700 triệu lượt xem đáng nhẽ phải thuộc về đơn vị gốc là China Literature. Bên cạnh đó còn có 5 đơn vị bị vi phạm bản quyền là các chủ sở hữu bản quyền của 5 đơn vị như Redgusset và Wanwen Xinyue cùng những cái tên khác. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Tuy nhiên, vấn nạn bản quyền vẫn chưa được giải quyết triệt để do sự nổi lên của những tên “cướp biển” khác thay tên như “Biquge mới”, v.v... Biquge giờ đây không còn là tên của một trang web vi phạm bản quyền mà trở thành mô hình thu nhỏ của thế giới vi phạm bản quyền văn bản trực tuyến. Sau khi Biquge bị đóng cửa, vẫn có hàng nghìn trang web có tính chất tương tự đang hoạt động trong vùng xám. Đối mặt với vô số trang web bị hack, một số tác giả bất lực chỉ có thể đăng các tác phẩm nhỏ giọt để ngăn chặn hành vi trộm cắp. Tuy nhiên đây chắc chắn không phải kế lâu dài cho cả người sáng tác lẫn độc giả.

Tại sao có quá nhiều trở ngại trên con đường bảo vệ bản quyền? 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Trước hết, nhiều độc giả ngại chi tiền mua bản quyền và muốn xem miễn phí. Dựa trên hiện trạng trước mắt, các nền tảng văn học trực tuyến cần xem xét liệu mô hình hiện tại có còn phù hợp với thói quen đọc nhanh của độc giả trong những năm gần đây hay không.

Nhìn vào thực trạng gia tăng của các trang web văn bản vi phạm bản quyền có thể thấy sự lựa chọn của người đọc dựa trên yếu tố giá cả và sự thiếu ý thức sử dụng văn bản vi phạm bản quyền tạo cơ hội cho “cướp biển” lộng hành. Thứ hai, do chi phí vi phạm bản quyền và độ khó kỹ thuật thấp cùng với lơ là “chống trộm” nghiêm ngặt trên các nền tảng gốc đã dẫn đến sự lây lan và làm trầm trọng thêm tình hình vi phạm bản quyền.

Điều đáng mừng là trong hai phiên họp năm nay, nhiều đại biểu đã đưa ra các đề xuất về vấn đề văn học vi phạm bản quyền trên mạng. Bai Gengsheng, thành viên Ủy ban Thường vụ Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà văn kêu gọi công cuộc đàn áp lớn hơn. Ngành văn học trực tuyến Trung Quốc kỳ vọng thông qua thắt chặt giám sát mạng lưới và tăng cường đàn áp, những tên “cướp biển” trong một vùng xám như Biquge sẽ không thể thoát khỏi vòng vây pháp luật trong tương lai.

TL