Thứ ba 24/09/2024 16:19
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp"

24/09/2024 14:15
Xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày càng thịnh hành, mang đến nhiều tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
aa
Bài liên quan
Thanh toán không tiền mặt dễ dàng với Siêu thẻ 4 trong 1 HDBank Petrolimex
Khai trương tuyến phố thanh toán không tiền mặt tại TP Buôn Ma Thuột
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào:
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về xu hướng thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam hiện nay.

PV: Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiện ở đâu cũng xuất hiện QR Code như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, từ cửa hàng tiện lợi đến siêu thị, tạp hoá hay ngay cả chợ dân sinh cũng đều sử dụng QR Code để mua hàng. Theo bà, có thể nhận định thanh toán không tiền mặt đã thật sự chinh phục thị trường tài chính ở Việt Nam hay chưa? Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chuyển đổi số, bà nghĩ gì về vai trò của họ trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt?

Bà Đặng Tuyết Dung: Trong những năm vừa qua, các hình thức thanh toán không tiền mặt đã phát triển rất nhanh và dưới nhiều các hình thức khác nhau. Ngày nay, chúng ta thấy được rằng, QR Code, ví điện tử hay thẻ là những hình thức thanh toán phổ biến nhất và mỗi năm khi chúng tôi nghiên cứu về quan điểm của người tiêu dùng đối với thanh toán thì các số liệu này ngày càng tăng lên. Và QR là hình thức đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong 2 năm vừa qua, đi đến từng khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống, kinh tế cũng như xã hội của người dân Việt Nam. Tuỳ từng phân khúc khách hàng và nhu cầu mà khách hàng có thể chọn từ nhiều hình thức thanh toán.

Đến thời điểm này, có thể nói tỷ lệ thanh toán không tiền mặt ở thị trường Việt Nam đã lên rất cao. So với trước đây, tỷ lệ này chỉ ở mức 30-35% thì hiện nay theo số liệu mới nhất mà chúng tôi có là đã lên 65%. Tôi tin rằng, với sự phát triển của công nghệ, của thanh toán không tiền mặt thì con số này sẽ tiếp tục tăng. Mục tiêu cuối cùng là làm sao giúp cho mọi người dân Việt Nam có thể thanh toán đơn giản nhất, tiện lợi nhất, an toàn nhất và có được lợi ích cao nhất về tiết kiệm chi phí, hiệu quả thanh toán cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nói chung.

Làn sóng không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện đã và đang mang đến nhiều tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng, khi hành vi người tiêu dùng thay đổi thì chắc chắn doanh nghiệp cũng phải thay đổi và thậm chí là còn phải tiên phong hơn. Bởi vì để phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng thì doanh nghiệp buộc phải là người tiêu phong trong xu thế thay đổi này, ứng dụng công nghệ số và các giải pháp không dùng tiền mặt nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng, để họ có thể dùng được bất cứ hình thức nào khi thanh toán. Qua đó gắn kết người tiêu dùng với doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến trải nghiệm, bởi lẽ người tiêu dùng có rất nhiều kênh để mua sắm, có thể là trực tiếp, có thể là online. Vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hơn ai hết phải là người tiên phong một cách chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn cho mình chiến lược tham gia vào chuyển đổi số, tham gia vào các hình thức thanh toán số để nắm bắt nhu cầu cũng như cơ hội này.

 QR là hình thức đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong 2 năm vừa qua, đi đến từng khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống,
QR là hình thức đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong 2 năm vừa qua, đi đến từng khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống người dân Việt Nam.

Với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, hàng loạt các app thanh toán cũng nở rộ, điển hình trong đó là ví điện tử. Vậy bà nhận định thế nào về lợi ích của các ví điện tử hiện nay?

Bà Đặng Tuyết Dung: Mỗi hình thức thanh toán đều có mục tiêu, mô hình và đặc biệt là phân khúc phục vụ riêng. Ví điện tử trong thời gian vừa qua có thể nói là đã có tốc độ phát triển rất lớn và đặc thù của ví điện tử là có nhiều lợi ích khi chi tiêu cho người tiêu dùng. Ví điện tử đi kèm hệ thống QR của ví cũng được xuất hiện khắp nơi và gần như là phổ cập ở nhiều địa điểm bán hàng, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ hay thậm chí là các hộ kinh doanh chấp nhận thanh toán số. Ví điện tử là 1 trong 3 hình thức như tôi nói là được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất trong những năm vừa qua. Đối với Visa chẳng hạn, khi chúng tôi xem ví điện tử như một đối tác, để người dân đến địa điểm bán hàng thì có thể sử dụng ví điện tử như một nguồn tiền, điều này gia tăng sự đa dạng và hiện đại hơn của các hình thức thanh toán.

Theo tôi, thời gian tới, ví điện tử sẽ tiếp tục phát triển và sự liên kết giữa các hình thức thanh toán sẽ ngày càng mở rộng để tại mỗi địa điểm cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, khách hàng sẽ có thể lựa chọn tất cả các hình thức phù hợp với nhu cầu của họ, đảm bảo được các yếu tố tiện lợi, đơn giản, đặc biệt là an toàn trong thanh toán, và mang đến lợi ích cao nhất cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp.

Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (quét mã QR, chuyển khoản...) được đánh giá mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, song loại hình thanh toán này cũng đặt ra vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin. Từ phía Visa, bà có lời khuyên gì để người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro này?

Bà Đặng Tuyết Dung: Tôi nghĩ rủi ro trong thanh toán thì luôn có. Cùng với sự phát triển của công nghệ thì những kẽ hở rủi ro là điều luôn đi kèm. Tuy nhiên, trong thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt, vấn đề bảo mật thanh toán cần phải được đặt lên hàng đầu. Đối với Visa là tổ chức thanh toán toàn cầu, chúng tôi không chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp giải pháp mà còn tiên phong trong chiến lược an ninh thanh toán, đảm bảo rằng tất cả các đối tác, thành viên tham gia vào hệ sinh thái cùng Visa sẽ được trang bị, triển khai các công nghệ bảo mật thanh toán tiên tiến nhất.

Có thể kể đến những công nghệ mới nhất mà gần đây chúng tôi triển khai, ví dụ như công nghệ về Token. Nôm na công nghệ này là thay vì thông tin 16 số thẻ được lưu chuyển trong quá trình thanh toán thì với mỗi giao dịch sẽ có một mã được Token sinh ra. Toàn bộ thông tin của chủ thẻ sẽ được nằm tại hệ thống của ngân hàng phát hành và của Visa, và nó sẽ hạn chế tối đa việc thất thoát thông tin hoặc ăn cắp thông tin của người tiêu dùng. Công nghệ này cũng đảm bảo hành trình trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, bởi đi kèm theo công nghệ Token, chúng ta cũng thấy những sáng tạo mới như các ví toàn cầu trên mobile như Apple Pay, Google Pay, Samsung Pay đã đem đến cho người dùng trải nghiệm thanh toán vô cùng nhanh, tiện lợi và an toàn trên công nghệ đó.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thì những kẽ hở rủi ro là điều luôn đi kèm.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thì những kẽ hở rủi ro là điều luôn đi kèm.

Một công nghệ gần đây nữa mà chúng ta không thể không nhắc đến là công nghệ về 3DS. Tất cả đối tác trên thị trường, đặc biệt là các ngân hàng thành viên Visa, luôn có lộ trình bắt buộc triển khai công nghệ này trong thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt khi thanh toán online, công nghệ này nôm na chúng ta hiểu là, triển khai 3DS đảm bảo mức độ an toàn của thanh toán để xác thực được người thực tiện thanh toán là ai. Quan trọng hơn là, lượng thông tin đi qua luồng thanh toán có lên hơn 130 trường thông tin, và bản thân ngân hàng cũng có thể tiếp tục làm giàu trường thông tin trên nền tảng thanh toán đó. Và giá trị của nó là giúp cho các tổ chức tài chính có thể xây dựng được hệ thống chấm điểm dựa trên nền tảng rủi ro để xác thực thông tin của người thực hiện thanh toán và điều này bảo vệ tốt cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo an toàn cho toàn bộ luồng thanh toán khi thực hiện thanh toán bằng thẻ.

Những công nghệ như này, chúng tôi liên tục giới thiệu ra thị trường, đồng thời đồng hành cũng như hỗ trợ thành viên của Visa, đảm bảo ngân hàng và đối tác thành viên trang bị các công nghệ đó trước khi đưa giải pháp mới ra thị trường. Đối với chúng tôi, đây là chiến lược quan trọng nhất trước khi nói về các đổi mới trong thanh toán số.

Theo bà nhận định, những xu hướng nào sẽ định hình tương lai của thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam?

Bà Đặng Tuyết Dung: Tôi nghĩ chắc chắn sẽ có nhiều xu hướng mới mà đầu tiên không thể không kể đến trí tuệ nhân tạo (AI). Cùng với sự quan trọng của dữ liệu, của các công cụ mới như AI hay máy học thì chúng ta sẽ chắc chắn thấy rất nhiều ứng dụng và sáng tạo mới áp dụng vào lĩnh vực thanh toán nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.

Trong lĩnh vực thanh toán, AI sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng, chúng ta sẽ hiểu rất rõ là người tiêu dùng không chỉ đang giao dịch như thế nào mà còn là họ mong muốn gì. Từ đó, có thể đón đầu nhu cầu của người tiêu dùng để đáp ứng người dùng trong việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ cũng như là các khía cạnh về marketing. Đặc biệt trong quản trị rủi ro, công nghệ về AI sẽ giúp cho các tổ chức phát hành hay cung cấp các hình thức thanh toán, công ty fintech tham gia vào hạ tầng thanh toán có thể xây dựng mô hình quản trị rủi ro, ngăn chặn giả mạo và gian lận thanh toán, qua đó phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực thanh toán, AI sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng, chúng ta sẽ hiểu rất rõ là người tiêu dùng không chỉ đang giao dịch như thế nào mà còn là họ mong muốn gì.
Trong lĩnh vực thanh toán, AI sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng, chúng ta sẽ hiểu rất rõ là người tiêu dùng không chỉ đang giao dịch như thế nào mà còn là họ mong muốn gì.

Xu hướng thứ 2 có thể nói là xu hướng doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hạ tầng thanh toán số trong chuỗi giá trị nói chung, trong nước cũng như nước ngoài. Đây sẽ là xu hướng mới của thị trường Việt Nam. Tôi nghĩ khái niệm về chuỗi không phải là khái niệm mới, điều đó sẽ là ứng dụng chuỗi trong thanh toán số, kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng, kết hợp giữa người mua và người bán, kết hợp giữa các tổ chức cung ứng, tổ chức phân phối cũng như doanh nghiệp lớn. Điều này giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng trên nền tảng số sẽ phát huy hiệu quả hơn trong quy trình quản trị doanh nghiệp, quản lý chi phí, tối ưu quản lý dòng tiền và đạt được mức độ minh bạch về thông tin và hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có uy tín tốt hơn với các tổ chức tài chính và tiếp cận nhanh hơn đến nguồn vốn. Đây chắc chắn sẽ là xu hướng phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian sắp tới tại thị trường Việt Nam và cần sự phối hợp chặt chẽ của các công ty công nghệ, tổ chức thanh toán và tài chính, các nền tảng fintech, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước.

VISA được nhiều người biết đến với vai trò kết nối các doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan Chính phủ tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Visa hỗ trợ thanh toán số giữa người tiêu dùng, đơn vị chấp nhận thanh toán, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, đối tác chiến lược và cơ quan Chính phủ thông qua các công nghệ mang tính đổi mới.

Đầu năm 2024, Visa đã giới thiệu dự án “Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi”, nâng cao năng lực kỹ thuật số, quản lý kinh doanh và tài chính cho các nữ doanh nhân doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Năm 2023, Visa đã thúc đẩy số hóa cho 10 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở châu Á - Thái Bình Dương. Quỹ Visa đã đầu tư hơn 47 triệu USD để hỗ trợ 2 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ lãnh đạo và duy trì 500.000 việc làm. Gần đây, Quỹ đã cam kết hỗ trợ 100 triệu USD cho các nền kinh tế APEC trong vòng 5 năm tới.

Tin bài khác
Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 với nhiều điểm mới, cơ bản hoàn thiện khung pháp lý cho việc lựa chọn nhà đầu tư trong các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tài chính xanh không chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình ít carbon mà còn tạo cơ hội đầu tư trong năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang mở rộng nhờ vào xu hướng toàn cầu và cam kết quốc tế.
iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

Quý I/2025, sản lượng iPhone 16 có thể tiếp tục giảm mạnh, từ 53-55% so với quý trước, do nhu cầu thay đổi theo mùa và ảnh hưởng của iPhone SE thế hệ thứ 4.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son
lpbank