Các trường hợp chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật hiện hành

09:33 05/12/2023

Bạn đọc Khánh Toản (Hà Nội) hỏi: Với số vốn muốn bỏ ra để mua cổ phần mà công ty chào bán, tôi có nhất thiết phải gắn bó lâu dài với công ty không? Đặc điểm giữa các loại cổ phần trong công ty, các trường hợp chuyển nhượng cổ phần?

Trả lời về nội dung này, Luật sư Vũ Kim Hoàn - Giám đốc Công ty Luật TNHH HQC, Đoàn Luật sư tỉnh Hà Nam chia sẻ như sau:

Luật sư  Vũ Kim Hoàn - Giám đốc Công ty Luật TNHH HQC - Đoàn Luật sư tỉnh Hà Nam.
Luật sư Vũ Kim Hoàn - Giám đốc Công ty Luật TNHH HQC - Đoàn Luật sư tỉnh Hà Nam.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần có các loại cổ phần sau: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. Giữa các loại cổ phần của công ty cổ phần có đặc điểm sau:

 

Cổ phần phổ thông

Cổ phần ưu đãi

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Khái

niệm

Cổ phần phổ thông là loại cổ phần cơ bản, mặc định phải có đối với mọi công ty cổ phần. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông nhưng không nhất thiết phải có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác (có tỷ lệ biểu quyết lớn hơn so với cỏ phần phổ thông); số phiếu biểu quyết (Tỷ lệ) của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.

Tính

bắt buộc

Bắt buộc phải có

Không bắt buộc phải có

Cổ

tức

Không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

Không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

Được trả với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông/mức ổn định hằng năm

Không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

Quyền

biểu

quyết

Thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định

Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông khác

Không có quyền biểu quyết trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020

Khả

năng chuyển đổi

Không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông (Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông)

có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Khả

năng chuyển nhượng

Tự do chuyển nhượng trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Được quyền chuyển nhượng

Được quyền chuyển nhượng

Việc mua cổ phẩn mà công ty cổ phần chào bán, cổ đông không nhất thiết phải gắn bó lâu dài với công ty nếu họ không muốn. Tính tự do chuyển nhượng cổ phần đem lại cho công ty cổ phần lợi thế hơn hẳn so với các loại hình công ty khác. Đối với công ty cổ phần quyền chuyển nhượng cần phải hiểu ở đây bao gồm cả các quyền bán, tặng cho, thừa kế. Có nghĩa là chuyển nhượng Vốn trong công ty cổ phần không thể chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là việc mua bán, trao đổi. Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần mà mình nắm giữ trong trường hợp chuyển nhượng thông thường và trường hợp đặc biệt khi cổ đông là cá nhân chết hoặc cổ đông tặng cho cổ phần hay sử dụng cổ phần để trả nợ.

Cụ thể về các trường hợp chuyển nhượng cổ phần

Cổ phần về bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty. Cổ phần không bị hạn chế về thời gian, nó luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty. Bên cạnh đó, do xuất phát từ quan niệm coi công ty cổ phần là mô hình tổ chức theo hình thức đối vốn, có tính chất đại chúng phản ánh cấu trúc vốn linh hoạt và khả năng chuyển đổi dễ dàng mà không làm mất đi tính ổn định trong cấu trúc vốn, khác hẳn với mô hình tổ chức theo hình thức đối nhân nên việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần dễ dàng hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Vì vậy, một trong những ưu điểm nổi bật của công ty cổ phần là mặc dù cổ đông “Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần” (khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020) nhưng “được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần” (khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020). Đồng thời, với ưu điểm nổi bật nêu trên của công ty cổ phần cũng đem lại ý nghĩa quan trọng như sau:

Ÿ Về phương diện kinh tế: Tính dễ dàng chuyển nhượng cổ phần tạo ra sự năng động về nguồn vốn song vẫn giữ được sự ổn định trong công ty cổ phần.

Ÿ Về phương diện pháp lý: Khi một người đã góp vốn vào công ty, họ không có quyền rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Vì vậy, một thành viên công ty không muốn ở công ty thì chỉ có cách chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Đối với công ty cổ phần, việc chuyển nhượng cổ phần rất dễ dàng và thuận tiện, điều đó tạo cho công ty cổ phần một cấu trúc vốn mở với việc cổ đông trong công ty cổ phần thường xuyên thay đổi.

Quy định về chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Các cổ phần phổ thông có thể được coi là nền tảng cơ bản về vốn của công ty cổ phần, tổng giá trị loại cổ phần này chiếm tỷ lệ chủ yếu trong công ty. Những người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông – họ là hiện thân về lợi ích của công ty cổ phần trên thương trường. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, một cổ phần phổ thông sẽ có một phiếu biểu quyết, như vậy mọi cổ đông phổ thông đều có quyền tham gia biểu quyết, quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty.

Một đặc trưng nữa của cổ phần phổ thông là quyền tự do chuyển nhượng của người sở hữu nó. Khi không còn nhu cầu đầu tư vào công ty, cổ đông phổ thông có thể chuyển quyền sở hữu của mình đối với công ty cho người khác thông qua việc chuyển quyền sở hữu các cổ phần. Các điều kiện về chào bán, chuyển nhượng loại cổ phần này có thể do Điều lệ công ty quy định hoặc không quy định.

Trường hợp chuyển nhượng thông thường công ty cổ phần có thể trực tiếp bán cổ phần của mình cho người mua. Người muốn mua cổ phần của công ty có thể mua trực tiếp khi công ty chào bán cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng từ cổ đông khác. Như vậy, chuyển nhượng cổ phần thực chất là hoạt động mua bán cổ phần giữa cổ đông của công ty với người khác. Đây là một loại giao dịch dựa trên sự thỏa thuận giữa cổ đông là người muốn bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình và người muốn mua cổ phần để trở thành cổ đông của công ty

Quy định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi

Bên cạnh cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể quyết định việc phát hành thêm một số loại cổ phần ưu đãi. Bao gồm cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và một số cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty nếu có quy định. Giống với các cổ đông phổ thông, các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và có phần ưu đãi hoàn lại đều là những người đầu tư vào công ty bằng cách mua cổ phần trong công ty và hoàn toàn có quyền tự do chuyển nhượng các loại cổ phần này. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa các loại cổ phần này là: Các cổ đông phổ thông hoàn toàn có quyền biểu quyết thì ngược lại các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại không có quyền quan trọng đó. Đối với các loại cổ phần ưu đãi (trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết), việc chuyển nhượng chúng như thế nào hoàn toàn mang tính chất tùy nghi và do Điều lệ công ty quy định. Đương nhiên, nếu Điều lệ không cụ thể hóa vấn đề này các cổ đông sở hữu chúng sẽ tự do chuyển nhượng trên thị trường.

Theo đó cổ đông trong công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ các trường hợp sau:

  • Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

  • Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Quy định về chuyển nhượng cổ phần trong một số trường hợp khác

Một là, chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp cổ đông là cá nhân chết quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020

Căn cứ tại khoản 3 Điều 127 Luật doanh nghiệp năm 2020, trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty. Như vậy, việc chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp này sẽ căn cứ vào di chúc của cổ đông đó. Với quyền tự cho chuyển nhượng của mình, cổ đông có thể di chúc lại việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số cổ phần mà mình nắm giữ, cho một người hay nhiều người tùy thuộc vào ý chí của mình. Hoặc nếu không có di chúc thì cổ phần của cổ đông sẽ được điều chỉnh theo pháp luật về thừa kế. Việc quy định trường hợp này nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông, vì cổ phần là một loại tài sản hợp pháp nên sau khi cổ đông chết thì số tài sản này được chia thừa kế như những loại tài sản khác.

 Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. Đây là những trường hợp đặc biệt mà Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể. Theo pháp luật dân sự thì những trường hợp này giải quyết như sau: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước (Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015). Đây là trường hợp hiếm xảy ra, nhưng khi xảy ra trên thực tế thì phần cổ phần của cổ đông đó thường được để lại cho công ty.

Hai là, trường hợp cổ đông tặng cho cổ phần hoặc sử dụng cổ phần để trả nợ

 Căn cứ tại Khoản 5, Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định “Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty” ghi nhận quyền tặng cho cổ phần của cổ đông công ty cổ phần cho người khác.

Việc tặng cho một phần hay toàn bộ cổ phần tùy thuộc vào ý chí của cổ đông sở hữu cổ phần đó mà không cần thiết phải có sự thỏa thuận giữa bên tặng, cho và bên nhận. Còn việc dùng cổ phần để trả nợ thì buộc phải có sự thỏa thuận giữa hai bên Sử dụng cổ phần để trả nợ thực chất là việc chuyển quyền sở hữu số cổ phần mình nắm giữ cho chủ nợ, việc trả nợ đưa trên việc quy đổi giá trị của cổ phần theo giá thị trường hoặc theo thỏa thuận của hai bên hoặc dựa theo tổ chức thẩm định giá nếu các bên có yêu cầu.

Hoàng Long