Thứ hai 21/04/2025 22:44
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần liệu có ngăn chặn được tình trạng sở hữu chéo ?

01/12/2023 13:59
Theo các chuyên gia việc ngăn chặn sở hữu chéo bằng việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần để khống chế chưa chắc là giải pháp tốt bằng việc giám sát thực thi quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Kiểm soát sở hữu chéo bằng việc giảm tỷ lệ cổ phần

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh sửa khá nhiều quy định nhằm ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, tránh thao túng hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các bên liên quan.

Theo dự thảo, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, thay vì hiện tại là 15%. Đồng tình với việc cần kiểm soát sở hữu chéo, tuy nhiên việc giảm tỷ lệ sở hữu của một cổ đông tổ chức xuống dưới 10% được nhận định có thể khiến các ngân hàng mất đi cơ hội có nhà đầu tư chiến lược.

Bình luận về vấn đề này, ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và chiến lược Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng, nếu giảm tỷ lệ sở hữu này xuống thì các ngân hàng rất khó thu hút cổ đông lớn, đặc biệt là cổ đông chiến lược vì họ yêu cầu tỷ lệ sở hữu tương đối lớn, họ có thể đóng góp vào quản trị ngân hàng, đóng góp cho sự phát triển của ngân hàng.Chúng ta có thể xem xét duy trì tỷ lệ sở hữu, nhưng có thể thắt chặt lại điều kiện cho vay với các cổ đông lớn, tổ chức lớn",

Theo ông này, dự thảo cũng đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông và người có liên quan từ 20% xuống 15%. Các chuyên gia cho rằng, việc khống chế tỷ lệ, không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI.
Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI.

Trong khi đó, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, đánh giá, nếu người thực sự làm đúng luật, sở hữu 15% hay 20% đi nữa, không chi phối, tác động được ngân hàng khi 80% cổ phần nằm trong tay các cổ đông khác, nhưng quan trọng là ta không nắm được thực tế, khi người ta sở hữu chỉ 5% hoặc 0% nhưng thực chất lại sở hữu một con số rất lớn, từ đó người ta tác động vào mọi quyết định".

Nói về vấn đề này, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng cho hay: "Tỷ lệ này không quyết định câu chuyện sở hữu chéo và thao túng hoạt động ngân hàng. Quan trọng là phải minh bạch toàn bộ thu nhập và tài sản cá nhân, hai là phải đưa ra cơ chế quản trị tốt hơn theo đúng thông lệ quốc tế, ba là vai trò giám sát và đánh giá khả năng quản trị”.

Cần phải hoàn thiện ngay khuôn khổ pháp lý

Để đảm bảo việc giám sát thực thi đúng các quy định, các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần nâng cao các quy định về khả năng quản trị, tăng cường chức năng thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, kịp thời phát hiện các bất thường để có giải pháp ngăn chặn.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia.

Nhìn nhận về vấn đề sở hữu chéo hiện nay, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia khẳng định, sở hữu chéo luôn luôn là vấn đề của hệ thống ngân hàng, tài chính. Ở Việt Nam, tính chất nghiêm trọng và thách thức của vấn đề này đã được đặt ra từ rất lâu, hàng chục năm nay. Câu chuyện này cũng được gắn với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý và ngay bây giờ, chúng ta cũng đang nỗ lực hoàn thiện sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, cũng đã có những đề án để vào cuộc nhanh chóng nhằm xử lý và tháo gỡ những khó khăn còn tồn tại.

Ông Thành cho biết, gần đây nhất, trên thị trường đã xảy ra “cơn chấn động SCB” và điều này cho thấy đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng.

“Vì vậy, theo tôi, điều quan trọng đầu tiên cần phải làm ngay lúc này là hoàn thiện nhanh nhất khung khổ pháp lý có liên quan”, TS. Võ Trí Thành nói.

Ngoài ra, phải xử lý các vụ việc. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta cũng đã làm nhưng chưa được như kỳ vọng. Cần phải gắn sự minh bạch và giám sát đối với hệ thống ngân hàng. Cùng với đó, tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để đạt được chuẩn mực quốc tế.

Võ Trí Thành nhận định, hiện nay, có thể thấy luật pháp của ta cũng đã khá chặt chẽ. Tuy nhiên, trong vấn đề tài chính thì có một câu chuyện rất khó, đó là vấn đề ủy quyền và cũng rất khó để luật có thể quy định hết được việc này.

Ông Thành cho biết, còn là vấn đề giám sát, hệ thống, vấn đề chức trách, quyền lực, trách nhiệm… Trong đó, những phức tạp không chỉ liên quan đến Luật Các tổ chức tín dụng mà còn liên quan đến các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của một ngân hàng.

Theo ông Thành, việc này còn là vấn đề về đạo đức, tính kỷ luật, trách nhiệm của tất cả các bên liên quan. Vì vậy, để xử lý được vấn đề này không hề đơn giản và đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều bên liên quan.

Vị chuyên gia này cho biết, các vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao có thể giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Hệ lụy đã được thấy rất rõ, nếu chúng ta để việc này trở nên quá nghiêm trọng thì sẽ dẫn tới những câu chuyện như: Vay dưới chuẩn, vấn đề liên quan tới nợ xấu, liên quan tới sự méo mó trong phân bổ nguồn lực.

“Đặc biệt là có thể làm yếu đi sự lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng, thậm chí đến mức xấu nhất có thể gây ra những chấn động và khủng hoảng trong nền kinh tế nước ta”, Ts. Võ Trí Thành chia sẻ.

Nghệ Nhân

Tin bài khác
SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.
LPBank báo lãi quý I/2025 đạt 3.175 tỷ đồng, tín dụng tăng trưởng vượt trội

LPBank báo lãi quý I/2025 đạt 3.175 tỷ đồng, tín dụng tăng trưởng vượt trội

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt 3.175 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và hiệu quả hoạt động cải thiện.
Lãi suất ngân hàng ngày 21/4/2025: Duy trì phổ biến ở mức thấp

Lãi suất ngân hàng ngày 21/4/2025: Duy trì phổ biến ở mức thấp

Lãi suất ngân hàng phổ biến tiếp tục duy trì ở mức thấp, trong khi mốc 6%/năm trở nên hiếm hoi, chỉ còn xuất hiện ở một số ngân hàng với điều kiện đặc biệt hoặc kỳ hạn dài.
Lãi suất ngân hàng ngày 19/4/2025: OCB bất ngờ tăng mạnh các kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 19/4/2025: OCB bất ngờ tăng mạnh các kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 19/4/2025, OCB bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất huy động mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng cũng niêm yết mức lãi suất vượt 6%, thậm chí lên tới 9,65% kèm điều kiện đặc biệt.
Ngân hàng báo lãi cao quý I, lợi nhuận tăng vọt nhờ tín dụng

Ngân hàng báo lãi cao quý I, lợi nhuận tăng vọt nhờ tín dụng

Lợi nhuận quý I/2025 của nhiều ngân hàng tăng trưởng ấn tượng, nhiều đơn vị lập kỷ lục mới nhờ tín dụng khởi sắc, hoạt động kinh tế sôi động và chi phí hoạt động được tiết giảm hiệu quả.
Từ năm 2025, bỏ “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng

Từ năm 2025, bỏ “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng

Từ năm 2025, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, Ngân hàng Hợp tác xã và tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ không còn bị áp dụng cơ chế phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng (còn gọi là “room” tín dụng), theo thông báo mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Lãi suất ngân hàng ngày 18/4/2025: Biến động mới trên thị trường

Lãi suất ngân hàng ngày 18/4/2025: Biến động mới trên thị trường

Lãi suất ngân hàng ngày 18/4/2025, tiếp tục có sự điều chỉnh, với một số ngân hàng tăng nhẹ lãi suất kỳ hạn dài, trong khi một số ngân hàng lớn duy trì mức lãi suất ổn định.
Lợi nhuận quý I/2025 của SeABank đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189%

Lợi nhuận quý I/2025 của SeABank đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189%

SeABank ghi dấu ấn quý đầu năm 2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189%, khẳng định năng lực tăng trưởng mạnh mẽ và quản trị hiệu quả.
Lãi suất ngân hàng ngày 17/4/2025: Điều chỉnh tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 17/4/2025: Điều chỉnh tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 17/4/2025, ghi nhận mức tăng nhẹ, dao động từ 0,2% đến 0,3% so với tuần trước, phản ánh xu hướng tăng của giá vàng và nhu cầu tín dụng.
Thái Bình: Nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục là đòn bẩy cho phát triển bền vững

Thái Bình: Nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục là đòn bẩy cho phát triển bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, tín dụng chính sách tiếp tục là điểm tựa vững chắc cho người nghèo và các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Nhân sự mới của PGBank có liên hệ thế nào với Thành Công Group ?

Nhân sự mới của PGBank có liên hệ thế nào với Thành Công Group ?

PGBank bất ngờ thay đổi nhân sự cấp cao, loại Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT, đưa loạt nhân sự từ Tập đoàn Thành Công vào HĐQT nhiệm kỳ mới, hé lộ chiến lược mới.
Người trẻ đang thay đổi thói quen tài chính nhờ ngân hàng số ?

Người trẻ đang thay đổi thói quen tài chính nhờ ngân hàng số ?

Ngân hàng số đang thay đổi cách người trẻ Việt quản lý tài chính, từ tiết kiệm, chi tiêu đến đầu tư – nhanh chóng, tiện lợi và hiện đại.
Lãi suất ngân hàng ngày 16/4/2025: Xu hướng giảm tiếp tục lan rộng

Lãi suất ngân hàng ngày 16/4/2025: Xu hướng giảm tiếp tục lan rộng

Lãi suất ngân hàng ngày 16/4/2025, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm, phản ánh xu hướng hạ nhiệt trên thị trường tài chính, tạo cơ hội cho người gửi tiết kiệm và doanh nghiệp vay vốn.
Tín dụng ưu đãi cho ngành nông, lâm, thủy sản được nâng lên 100.000 tỷ đồng

Tín dụng ưu đãi cho ngành nông, lâm, thủy sản được nâng lên 100.000 tỷ đồng

Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Công văn số 2756/NHNN-TD, yêu cầu các ngân hàng thương mại triển khai chương trình tín dụng hỗ trợ ngành nông, lâm, thủy sản, với quy mô cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.
Mở rộng gói tín dụng nông, lâm, thủy sản lên hơn 100.000 tỷ đồng – Cơ hội tiếp cận vốn ưu đãi cho người dân và doanh nghiệp

Mở rộng gói tín dụng nông, lâm, thủy sản lên hơn 100.000 tỷ đồng – Cơ hội tiếp cận vốn ưu đãi cho người dân và doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa chính thức triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 100.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, mở rộng từ chương trình trước đây vốn chỉ áp dụng cho lâm sản và thủy sản.