Gửi hồn trong mỗi thế cây

00:00 12/10/2020

DNHN: Bằng kinh nghiệm, nhiều nghệ nhân sinh vật cảnh đã biến hàng ngàn cây phôi, cây dại thành những tác phẩm có giá trị kinh tế và nghệ thuật.

  • Nghệ nhân sinh vật cảnh Nguyễn Văn Hào (0983931837), nhà vườn Hào Nhung, thôn Công Luận 1 (Văn Giang- Hưng Yên): chú trọng phát triển cây cảnh từ cây phôi.
Vì đam mê cây cảnh, năm 1988, ông Hào xin nghỉ việc để dành thời gian cho việc chăm sóc cây cảnh. Để tạo phông kiến thức nhất định về cây cảnh, theo ông Hào, trước tiên phải chiết cây từ nơi hoang dã như sung, sanh, si, đa, đề… Sau đó, tập trung trồng và nhân rộng cây phôi ở ngoài đồng để có thể tự chủ nguyên liệu.

Nghệ nhân Hào giới thiệu với phóng viên về quá trình ông "bén duyên" với cây mun sừng

Nói về kỹ thuật tạo phôi, ông Hào chia sẻ kinh nghiệm: "Sau khi tuyển chọn cây phôi, tôi thường dựa theo nguyên tắc "làm thế dựa vào thân", nghĩa là nhìn vào gốc cây phôi để định vị hướng nào là chủ đạo. Cây phải được định dáng từ phần rễ mới lâu bền. Người tạo dáng cây cảnh phải biết chọn lựa thế dựa trên hình dáng tự nhiên của cây phôi để có thể tạo ra tác phẩm cây cảnh giá trị. Ví như cây sanh được ươm từ hạt, sau hơn 20 năm chăm chút, cắt tỉa, nó đã trở thành một tác phẩm đầy chất “tình”. Hay cây mun sừng, tôi mua phôi ở Nghệ An năm 2002, sau đó về hoàn thiện thêm tay, cành và tạo thế cây đại thụ, dáng trực mang ý nghĩa gặp nhiều may mắn trong cuộc sống".
  • Nghệ nhân Đặng Đình Chỉnh (0982929312), thôn Đông Kết, xã Đông Kết (Khoái Châu- Hưng Yên): "Ăn chực, nằm chờ" tìm mua cây phôi
Theo ông Chỉnh, để có thể sở hữu một cây phôi đẹp nhiều khi phải lên rừng vượt thác, và phải có "con mắt nghề nghiệp", tức là phải am tường các thế cây. Mua được cây rồi, về trồng trong vườn cũng phải biết tùy từng loại cây mà

Nghệ nhân Đặng Đình Chỉnh bên tác phẩm sanh cổ

"thúc" cho cây lớn nhanh hay "hãm" cho cây chậm lại. Trong số các tác phẩm cây của mình, ông Chỉnh đặc biệt ấn tượng với cây sanh dáng trực và cây sanh chữ tâm. Ông kể, ông mua hai cây đó từ cây phôi, sau đó về hoàn thiện thêm tay, cành… Hai tác phẩm này từng đoạt huy chương vàng, bạc tại Festival sinh vật cảnh Thủ đô lần thứ nhất năm 2016.
Bằng niềm đam mê cây cảnh, Nghệ nhân Nguyễn Văn Sánh đã tạo ra những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị, trong đó chủ yếu là sanh cổ. Tại Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng lần thứ nhất năm 2017, tác phẩm duối của anh được giới chơi cây cảnh và du khách đánh giá cao. Mọi cá nhân có nhu cầu mua hoặc trao đổi kinh nghiệm cây cảnh nghệ thuật, hãy liên hệ theo địa chỉ: Nhà vườn Sánh Xuyến, thôn Công Luận 2, thị trấn Văn Giang (Văn Giang- Hưng Yên), số điện thoại: 0985.811.636

Nghệ nhân sinh vật cảnh Nguyễn Văn Sánh bên tác phẩm sanh cổ.

Huyền Nương