Doanh nhân Việt Nam đồng hành cùng đất nước

00:00 12/10/2020

Cách đây 71 năm với  vị trí và vai trò của công thương nghiệp đối với công cuộc kiến thiết nước nhà, ngay sau cách mạng tháng tám thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ, giữa bộn bề việc nước, ngày 18/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian để gặp gỡ giới công thương nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ đối với việc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước. Và trong tuần lễ vàng, các nhà công thương nghiệp Hà Nội đã là giới chức xã hội đầu tiên được người tiếp tại Phủ Chủ tịch.

doanh nhân việt nam Sau cuộc gặp này giới công thương Hà Nội và cả nước ủng hộ rất lớn về vật chất cho việc phát triển kinh tế đất nước, qua đó giảm bớt khó khăn về tài chính cho Chính phủ. Gần một tháng sau, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của giới công thương, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam. Trong thư, người viết “tôi rất vui mừng hiện  nay công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm nhiều điều ích nước lợi dân, tôi hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt, trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy quyền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế tài chính vững vàng thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này”. Bức thư chưa đầy 200 chữ của Bác có thể coi đây là văn kiện đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta đối với doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa về việc đóng góp lớn lao của cộng đồng doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngày 20/9/2004 Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã ký quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13/10 hằng năm là ngày doanh nhân Việt Nam.   Từ đó đến nay, cứ vào dịp tháng 10 cộng đồng doanh nhân Việt Nam lại nô nức chào đón ngày doanh nhân của mình. Có thể nói hầu hết các tỉnh thành phố cả nước đều tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày doanh nhân 13/10 để gặp gỡ doanh nhân, ôn lại truyền thống vẻ vang và tôn vinh, trao các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà Nước. Có biết bao doanh nhân Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, luôn tìm tòi sáng tạo và rất bản lính, để đưa doanh nghiệp mình ổn định sản xuất kinh doanh, đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần rất quan trong vào an sinh xã hội đất nước. Nhớ lại những năm đầu thế kỉ 20 của thế kỉ 20 nhiều tấm gương của những doanh nhân đầu tiên của Việt Nam có chí làm giầu, đã có một câu ca điểm danh những người giàu nhất nước: “nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi”. Bạch Thái Bưởi đã từ tay trắng làm lên sự nghiệp. Những con tàu hàng trăm, hàng ngàn tấn do ông đóng lấy và ông còn mở đường sắt Bắc Nam, dịch vụ cầm đồ, thầu, thuế, khai thác mỏ và in ấn xuất bản… sự nghiệp của ông đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo. Thật xứng đáng là doanh nhân bền chí bậc nhất của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Bên cạnh những doanh nhân thành đạt như Bạch Thái Bưởi thì cũng có biết bao những doanh nhân không thành đạt thời kì khó khăn ấy, phải chịu những khổ đau thất bại khi đi tìm đường lập nghiệp. Số phận con người gắn liền với số phận dân tộc, doanh nhân mỗi thời cũng mang một diện mạo khác nhau. Thời chiến tranh chả mấy ai để ý đến họ. Tuổi trẻ mong sao lớn lên trở thành những kỹ sư, bác sĩ, bộ đội chứ ít ai muốn gắn liền với sự nghiệp buôn bán hiu hắt mờ nhòa. Thời bao cấp, chân dung doanh nghiệp thừơng được ví như con phe, hay thuộc lớp người buôn gian bán lận, đầu cơ, trục lợi…. Trong con mắt của nhiều đối tượng quản lí xã hội, doanh nghiệp là những người buôn bán xấu xí.Và đến hôm nay trải qua thực tiễn, xã hội đã nhận thức đầy đủ sự đóng góp quan trọng của giới doanh nhân và đã được ghi nhận cũng như tôn vinh công lao, thành quả trong sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động phát triển vì cộng đồng của họ. Chính vì vậy, tư duy về doanh nghiệp và giới doanh nhân đã được Đảng, Nhà nước cũng như các ngành, các cấp đặt đúng vị trí của nó. Cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã và đang trưởng thành lớn mạnh, đến nay toàn quốc có tới gần 600.000 doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi gặp gỡ doanh nhân đã gợi mở phấn đầu đến năm 2020 lên tới 1 triệu doanh nghiệp. Hiện nay, Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chiếm 97,7 % tổng số doanh nghiệp cả nước và đóng góp gần 44 % GDP hàng năm cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Điều rất quan trọng là đã tạo nhiều việc làm cho hàng chục triệu lao động và góp phần lớn vào an sinh xã hội. doanh nhân việt nam Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đã và đang chịu nhiều áp lực trong sản xuất kinh doanh. Đó là về cơ chế chính sách, về các thủ tục hành chính, về vốn đầu tư cho sản xuất, về nguồn nhân lực có tay nghề, về công nghệ thiết bị phục vụ cho sản xuất, về tìm kiếm đầu ra cho thị trường.... Đây là những yếu tố rất cơ bản để đưa doanh nghiệp ổn định sản xuất và phát triển bền vững. Tuy nhiên những mong ước ấy vẫn đang hiện hữu là những lỗi trăn trở chưa sớm được khắc phục để doanh nghiệp được mở rộng cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác doanh nghiệp đã và đang vướng rất nhiều rào cản chưa được tháo gỡ đang gây nhiều khó khăn cho họ. Tháng 10, Tháng của nhiều kì vọng của giới doanh nhân Việt Nam hướng tới một nền sản xuất kinh doanh ổn định trong một môi trường lành mạnh và bình đẳng, nhưng đấy sáng tạo, năng động  trong cạnh tranh để không ngừng vươn lên khẳng định vai trò hàng Việt trong xu thế hội nhập quốc tế. Họ mong mỏi có nhiều cơ hội đóng góp cho nền kinh tế Việt nam thịnh vượng. Có thể xem như cuộc thi đua ấy sớm đến đích, cùng với nhiều yếu tố khác để doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, rất cần các cơ quan công quyền thực hiện như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói: Phải coi Doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của cơ quan nhà nước. Nhận thức đúng và chỉ có làm đúng, mới thực sự mở đường cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển. Đỗ Văn Vẻ