19 giờ tối nay (1/9), chính thức thí điểm phố đi bộ quanh hồ Gươm

00:00 12/10/2020

Tối nay (1/9), quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ có 16 tuyến phố đi bộ dịp cuối tuần, áp dụng từ 19h ngày thứ 6 đến 24h ngày chủ nhật hàng tuần. Đây không chỉ là việc làm giúp hồ Gươm ngày một đẹp hơn, mà còn tăng sức hấp dẫn cho du lịch Thủ đô.

Du khách quốc tế tại hồ Gươm.
Các phương tiện từ Hàng Vải đi Lãn Ông - Hàng Buồm.
Sau khi triển khai tuyến phố đi bộ đầu tiên gồm trục Hàng Ngang - Hàng Đào - Hàng Đường lên đến chợ Đồng Xuân vào năm 2004, rồi 6 tuyến phố đi bộ gồm Hàng Buồm - Mã Mây - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Đào Duy Từ vào năm 2014 bước đầu đã thấy có những tín hiệu tích cực, UBND TP. Hà Nội quyết định thí điểm không gian đi bộ khu vực Hồ Gươm và phụ cận.
Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội: Việc tổ chức các tuyến phố đi bộ quanh hồ Gươm chính là làm du lịch. Trong thời gian tới với xu thế hội nhập, phố đi bộ cũng sẽ tiến hành buôn bán các sản phẩm quốc tế. Tuy nhiên, chủ trương sẽ ưu tiên các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống được sản xuất trong nước, có giá cả hợp lý.
Theo đó, từ 19h ngày thứ 6 đến 24h ngày chủ nhật hàng tuần, các ngày Tết, ngày lễ lớn trong năm, cảnh sát sẽ phân luồng, cấm toàn bộ phương tiện là xe cơ giới, xe thô sơ vào 16 phố, khu vực quanh hồ Gươm. Không gian đi bộ mới bao gồm 16 tuyến phố, khu vực: Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai (đoạn từ Lý Thái Tổ đến Đinh Tiên Hoàng), Lê Thạch, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Khay, Lê Thái Tổ (một nửa đường phía Hồ Hoàn Kiếm đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), phố Hồ Hoàn Kiếm, Lò Sũ (đoạn từ Hàng Dầu đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Dầu (đoạn từ ngã tư Lò Sũ - Hàng Dầu đến Đinh Tiên Hoàng), khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Lý Thái Tổ đến Đinh Tiên Hoàng), Lương Văn Can (đoạn từ ngõ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), Bảo Khánh (đoạn từ ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ), Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Tràng Tiền).
Ông Dương Đức Tuấn - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm: Khu vực hồ Hoàn Kiếm cơ bản dân cư ít hơn khu phố cổ, nên trong 5 khu vực cơ bản của phố đi bộ chỉ có khu vực phía Bắc và Nam đan xen có nhà dân. Đối với người dân, quận đã giao các phường thống kê cụ thể từng cơ quan, hộ dân và phương tiện cơ giới của các cơ quan, hộ dân. Đối với nhà dân, vào giờ tổ chức không gian đi bộ, phải dắt xe vào nhà mình.Chính quyền sẽ đóng tem để nhận diện các phương tiện cơ giới được đi vào khu vực này. Thành phố cũng sẽ bố trí các bãi xe phụ cận và miễn phí trông xe cho những người dân sống trong khu vực phố đi bộ. Âm thanh, ánh sáng, tiếng ồn của các chương trình văn nghệ được kiểm soát để đảm bảo cuộc sống của người dân sống trong khu vực.
Những người có nhà trong khu vực tổ chức không gian đi bộ có nhu cầu đi xe mô tô, xe gắn máy và xe thô sơ đến điểm cấm gần nhất được phép dắt xe về nhà. Xe ô tô và các loại xe tương tự bị cấm hoạt động trên phố Bảo Khánh (đoạn từ Hàng Trống đến Ngõ Bảo Khánh), Phố Lương Văn Can (đoạn từ Lương Văn Can - Hàng Gai đến ngõ Hàng Hành), Ngõ Bảo Khánh, Ngõ Hàng Hành. Các phương tiện khác lưu thông bình thường Hiện tại, các công việc chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành. Các đơn vị chức năng đã lắp đặt xong hệ thống biển báo hướng dẫn, các khu vực gửi xe miễn phí theo quy định cũng đã được hình thành. 21 điểm phát wifi miễn phí đã được hoàn tất, sẵn sàng phục vụ du khách… Khu vực thí điểm đi bộ quanh hồ Gươm dài khoảng 4km, theo các chuyên gia, điều đó rất phù hợp để mọi người có thể đi bộ. Hơn nữa, TP Hà Nội cũng đã có kế hoạch tổ chức các điểm vui chơi, văn nghệ cho du khách thưởng thức miễn phí. Theo ông Tô Văn Động- Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, Sở sẽ tổ chức những hoạt động thường xuyên ở 3 điểm gồm: Nhà Kèn, vườn hoa Lý Thái Tổ tổ chức biểu diễn các nhạc cụ dân tộc; Bên cạnh đền Ngọc Sơn, đối diện đền Bà Kiệu  tổ chức hát xẩm, hát xoan, hát ca trù; Xung quanh quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thì tổ chức xiếc đường phố. Nhóm xiếc ở Nhà hát Xiếc tạp kỹ Hà Nội.
Phương án lưu thông cụ thể tại không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm: * Hướng đi của các phương tiện từ phía Bắc đi phía Nam - Các phương tiện từ phố Hàng Cân - Lương Văn Can đi về phía Nam đi theo các hướng: + Lương Văn Can - Hàng Gai - Hàng Trống - Lê Thái Tổ - Bà Triệu. + Lương Văn Can - Hàng Gai - Cầu Gỗ - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền. - Các phương tiện từ Đinh Liệt đi phía Nam đi theo hướng Cầu Gỗ - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ hoặc Hàng Thùng. * Hướng đi của các phương tiện từ phía Nam đi phía Bắc Các phương tiện từ phía Nam đi phía Bắc đến Hai Bà Trưng đi theo các hướng: - Hai Bà Trưng - Phan Chu Chinh - Lý Thái Tổ - Hàng Vôi đi hướng Bắc hoặc Phan Chu Chinh – Tràng Tiền - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật đi hướng Bắc. - Hai Bà Trưng - Quang Trung - Nhà Chung - Lý Quốc Sư - Hàng Mành đi phía Bắc. - Hàng Bài - Hai Bà Trưng - Quang Trung - Tràng Thi - Phủ Doãn đi phía Bắc. - Hai Bà Trưng - Quán Sứ - Hàng Da đi phía Bắc. * Hướng đi của các phương tiện từ phía Đông đi phía Tây - Các phương tiện từ các hướng Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải đi sang hướng Tây đi đến Lý Thái Tổ, Ngô Quyền - Hai Bà Trưng (hoặc Lý Thường Kiệt) - Quang Trung - Tràng Thi - Cửa Nam đi phía Tây. - Các phương tiện từ phía Đông đến Nguyễn Hữu Huân - Hàng Bạc - Hàng Bồ - Bát Đàn đi phía Tây. * Hướng đi của các phương tiện từ phía Tây đi phía Đông - Các phương tiện từ Hàng Nón, Hàng Mành đi Hàng Quạt - Lương Văn Can - Hàng Gai - Cầu Gỗ đi phía Đông. - Các phương tiện từ Lê Duẩn đi Hai Bà Trưng (hoặc Lý Thường Kiệt, hoặc Trần Hưng Đạo) đi hướng Đông. - Các phương tiện từ Hàng Vải đi Lãn Ông - Hàng Buồm - Mã Mây - Lương Ngọc Quyến đi phía Đông. - Các phương tiện từ Phan Đình Phùng đi Hàng Đậu - Trần Nhật Duật đi phía Đông.
(theo ktdt.vn)