Trợ cấp 5.700 tấn gạo cho người dân trong khu vực “khóa chặt” 15 ngày theo chỉ thị của UBND tỉnh Bình Dương

18:32 22/08/2021

Ngày 22/8, kế hoạch hỏa tốc về cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân đã được UBND tỉnh Bình Dương ban hành, sau khi nhận được sự thống nhất về chủ trương của HĐND tỉnh.

Khoảng 720.000 người dân tại 11 phường của thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên, nơi được đánh giá là còn nhiều F0 trong cộng đồng nên bị "khóa chặt" trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 22-8 sẽ được cung cấp gạo và thực phẩm miễn phí.

Các vùng khác tại Bình Dương vẫn tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 tăng cường. Người dân cũng được yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", chỉ ra đường trong trường hợp thực sự cần thiết khi mua thực phẩm (có phiếu đi chợ do địa phương cấp). 

Đối với các chính sách hỗ trợ cho người lao động khó khăn của các khu vực này, ngoài hỗ trợ theo nghị quyết của Chính phủ, tỉnh Bình Dương cũng quyết định hỗ trợ 300.000 đồng tiền phòng trọ và 500.000 đồng tiền thực phẩm/người
Đối với các chính sách hỗ trợ cho người lao động khó khăn của các khu vực này, ngoài hỗ trợ theo nghị quyết của Chính phủ, tỉnh Bình Dương cũng quyết định hỗ trợ 300.000 đồng tiền phòng trọ và 500.000 đồng tiền thực phẩm/người.

Về gạo, Bình Dương sẽ trích ra từ số gạo nhận được từ nguồn dự trữ quốc gia đã được Chính phủ cấp (trong đó 720.000 dân tại 11 phường sẽ nhận được trên 5.700 tấn gạo trong tổng số 11.325 tấn gạo cứu trợ toàn tỉnh). Lực lượng quân sự thành phố, thị xã phối hợp lực lượng đoàn thể do UBND thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên phân công, đảm nhận nhiệm vụ phân phát theo khối lượng khoảng 7,5 kg/người/ngày để phát 01 lần đến từng hộ dân."

Về thực phẩm, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương sẽ chủ trì, phối hợp với UBND TP.Thuận An và thị xã Tân Uyên lựa chọn các đơn vị có năng lực để cung ứng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, quy tắc 5K… theo hình thức gói thực phẩm thiết yếu, tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả. Tỉnh sẽ trích ngân sách để cung cấp nhu cầu thực phẩm cơ bản cho từng người dân, với mức tương đương 50.000 đồng/người/ngày (chưa bao gồm gạo). 

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương sẽ chủ trì, phối hợp với UBND TP.Thuận An và thị xã Tân Uyên lựa chọn các đơn vị có năng lực để cung ứng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
Sở Công Thương tỉnh Bình Dương sẽ chủ trì, phối hợp với UBND TP.Thuận An và thị xã Tân Uyên lựa chọn các đơn vị có năng lực để cung ứng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Cụ thể, theo kế hoạch, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Thuận An sẽ cung ứng hàng hóa thiết yếu gồm gạo, thực phẩm cho người dân trong khu vực “vùng đỏ”. Vấn đề phân bổ cho phường An phú  810 tấn gạo; Bình Chuẩn 840 tấn; Thuận Giao 905 tấn và phường Bình Hòa 945 tấn. Phường An Phú 83.500 phần; Bình Chuẩn 86.500 phần; Thuận Giao 93.000 phần và phường Bình Hòa 97.000 phần. Tổng số 360.000 phần theo đơn hàng thiết yếu do đơn vị cung cấp có năng lực chuẩn bị sẵn, địa phương bố trí lực lượng, phương tiện chuyển đến người dân. 

Đối tượng hỗ trợ gồm toàn bộ người dân, công nhân, lao động ở trọ trong khu vục “vùng đỏ”, không bao gồm các đối tượng, lực lượng công nhân, lao động thực hiện “3 tại chỗ”
Đối tượng hỗ trợ gồm toàn bộ người dân, công nhân, lao động ở trọ trong khu vục “vùng đỏ”, không bao gồm các đối tượng, lực lượng công nhân, lao động thực hiện “3 tại chỗ”.

Hình thức hỗ trợ ưu tiên trước cho công nhân, lao động ở trọ, người dân trong khu cách ly, phong tỏa trong “vùng đỏ”. Thành phố Thuận An cũng giao cho UBND các xã, phường phối hợp bố trí các điểm/kho hàng hóa thiết yếu xã, phường đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu đến tận tay người dân cần được hỗ trợ một cách nhanh nhất và kịp thời; rà soát, thông kê lập danh sách toàn bộ người dân, công nhân, lao động ở trọ... cư trú trên địa bàn phường để được hỗ trợ đúng, đủ để nhân dân an tâm.

Về nước uống, UBND tỉnh Bình Dương giao Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) phối hợp lực lượng do UBND TP.Thuận An và thị xã Tân Uyên cung cấp 1 lần đến tay người dân.

UBND tỉnh Bình Dương cũng giao cho UBND TP.Thuận An và thị xã Tân Uyên xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công các phòng, ban có liên quan và UBND 11 phường để triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh.  

Các vùng khác tại Bình Dương vẫn tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 tăng cường
Các vùng khác tại Bình Dương vẫn tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 tăng cường. (Ảnh: Báo Bình Dương)

Bên cạnh đó, các địa phương phải tạo điều kiện cho đơn vị cung ứng, xe hàng hóa và nhân viên bao gói sản phẩm đến điểm tập kết, giao nhận trong suốt quá trình thực hiện "khóa chặt, đông cứng".

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tại các chốt chặn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất 3 tại chỗ, 2 điểm đến, 1 cung đường trong vùng "khóa chặt, đông cứng" được vận chuyển hàng hóa lưu thông phục vụ sản xuất, xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu để đảm bảo cuộc sống của công nhân tại doanh nghiệp.

Tổng ngân sách hỗ trợ thực phẩm miễn phí cho người dân 11 phường trong suốt 15 ngày "khóa chặt" là gần 540 tỉ đồng. Tất cả các siêu thị, cửa hàng trong địa bàn các phường này sẽ ngưng hoạt động.

Hoàng Thu