Tối ưu hóa sử dụng phụ gia - phát triển bền vững công nghiệp xây dựng

20:54 15/10/2023

Việc tối ưu hóa sử dụng phụ gia không chỉ giúp giảm lượng khí thải CO2 mà còn đảm bảo sự bền vững trong ngành công nghiệp xây dựng trong tương lai.

Điều chỉnh tỷ lệ sử dụng clinker và phụ gia trong sản xuất xi măng là một trong những biện pháp quan trọng để hỗ trợ việc bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên. Bằng cách giảm sự phụ thuộc vào clinker, một trong những thành phần chính của xi măng, có thể giảm lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất xi măng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tác động của ngành công nghiệp xây dựng đối với biến đổi khí hậu.

Trong trường hợp cụ thể của Dự án nhà máy xi măng Liên Khê, Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Công ty Cổ phần Xi măng Bạch Đằng về việc tỷ lệ sử dụng clinker và phụ gia cho sản xuất xi măng phục vụ tăng sản lượng sản xuất - Dự án nhà máy xi măng Liên Khê.

Tối ưu hóa sử dụng phụ gia - phát triển bền vững công nghiệp xây dựng
Tối ưu hóa sử dụng phụ gia - phát triển bền vững công nghiệp xây dựng.

Theo đó, Dự án nhà máy xi măng Liên Khê nằm trong Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 (viết tắt là Quy hoạch 1488).

Dự án có 1 dây chuyền có công suất 1.200.000 tấn xi măng/năm tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ngày 26/8/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP, trong đó tại mục 7 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết đã bãi bỏ Quy hoạch 1488.

Ngày 18/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

Trong đó, quy định: Giai đoạn 2021 - 2030: Tỷ lệ sử dụng clinker trong sản xuất xi măng trung bình toàn ngành tối đa ở mức 65%; phụ gia cho xi măng sử dụng tối thiểu 35%. Giai đoạn 2021 - 2030: Tỷ lệ sử dụng clanhke trong sản xuất xi măng trung bình toàn ngành tối đa ở mức 60%; phụ gia cho xi măng sử dụng tối thiểu 40%.

Ngoài ra, điều này cũng phù hợp với quy định đã bãi bỏ của Quy hoạch 1488, ban hành tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 26/8/2019, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam theo đúng hướng đi của chiến lược phát triển đất nước.

P.V (t/h)