Mỹ có thể thiếu khoảng 67.000 lao động trong ngành chip đến năm 2030

22:01 26/07/2023

Kết quả nghiên cứu của Hiệp hội ngành bán dẫn (SIA) và Oxford Economics cho biết đến năm 2030, ngành bán dẫn của Mỹ có nguy cơ thiếu khoảng 67.000 lao động.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nghiên cứu này cho hay lực lượng lao động trong ngành bán dẫn của Mỹ được dự đoán sẽ tăng từ khoảng 345.000 người trong năm nay lên 460.000 người vào năm 2030. Nhưng với tốc độ đào tạo nhân lực như hiện tại, nghiên cứu nhận định Mỹ sẽ không tạo ra đủ lao động chất lượng để đáp ứng đà tăng nói trên.

Nghiên cứu này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực củng cố ngành chip trong nước. Được ký ban hành thành luật vào ngày 9/8 năm nay, Đạo luật CHIPS đã dành kinh phí cho các cơ sở sản xuất mới, cũng như cho hoạt động nghiên cứu và phát triển bán dẫn.Bộ Thương mại Mỹ đa giám sát 39 tỷ USD tiền trợ cấp sản xuất được được đưa ra theo đạo luật nói trên. Các công ty như Intel Corp, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC) và Samsung Electronics Co Ltd cho biết sẽ đăng ký để nhận trợ cấp này. Đạo luật CHIPS còn đưa ra chính sách miễn giảm thuế đầu tư trị giá 24 tỷ USD cho các dự án xây dựng nhà máy chip mới.

SIA cho biết các nhà máy này sẽ tạo ra nhiều việc làm, và các vị trí được dự đoán sẽ thiếu lao động lành nghề là khoa học máy tính, kỹ sư và kỹ thuật viên. Khoảng một nửa việc làm trong ngành chip tương lai sẽ là kỹ sư.
Theo báo cáo nói trên, tình trạng thiếu lao động lành nghề trong ngành chip chỉ là một phần trong sự thiếu hụt nhân sự tốt nghiệp các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán tại Mỹ. Đến cuối năm nay, 1,4 vị trí việc làm trong lĩnh vực này sẽ bị bỏ trống.

Ngọc Phi (TH)