Hải Phòng thực hiện nghiêm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm

14:46 04/07/2024

Nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với các bếp ăn tập thể...

Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (đ/c Số 222 đường Mạc Đăng Doanh, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng) có Quy mô bếp ăn tập thể (cán bộ công nhân viên nấu để phục vụ lại cán bộ công nhân viên trong Công ty), tổng số suất ăn/lần phục vụ: 450 suất/1 lần phục vụ với số lượng lao động phục vụ tại bếp ăn tập thể: 26 người (trực tiếp: 25; gián tiếp: 01).
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (Số 222 đường Mạc Đăng Doanh, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng) có Quy mô bếp ăn tập thể (cán bộ công nhân viên nấu để phục vụ lại cán bộ công nhân viên trong Công ty), tổng số suất ăn/lần phục vụ: 450 suất/1 lần phục vụ, với số lượng lao động phục vụ tại bếp ăn tập thể: 26 người (trực tiếp: 25; gián tiếp: 1 người).

Theo đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành rà soát các cơ sở bếp ăn tập thể, nhà ăn, căng tin ăn uống và các cơ sở kinh doanh suất ăn sẵn thuộc diện kiểm tra. Qua rà soát, một số cơ sở bếp ăn tập thể, nhà ăn, căng tin ăn uống và các cơ sở kinh doanh suất ăn sẵn mới được kiểm tra năm 2024 trong các đợt thẩm định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt Tết Nguyên đán Giám Thìn năm năm 2024, ngừng hoạt động do ngừng sản xuất, không có suất ăn, hai đoàn kiểm tra không tiến hành tại các cơ sở này. Đồng thời, một số cơ sở mới hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căng tin ăn uống, cơ sở mới quay lại hoạt động sau dịch bệnh Covid 19 được hai đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm.

Hai đoàn kiểm tra đã kiểm tra 131 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố thuộc phân cấp quản lý, bao gồm: 120 bếp ăn tập thể; 11 cơ sở kinh doanh suất ăn sãn. Kết quả đợt kiểm tra cho thấy có 121 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm (tỷ lệ 93,2%)

Chuyển Thanh tra Sở Y tế xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm 01 cơ sở, số tiền phạt 12,0 triệu đồng với 02 hành vi: Có ruồi trong khu chế biến thực phẩm và không thực hiện ghi sổ kiểm thực ba bước.

Trong rất nhiều năm qua, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong chưa để xảy ra vụ việc mất  an toàn vệ sinh thực phẩm nào.
Trong rất nhiều năm qua, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong chưa để xảy ra vụ việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm nào.

Có 09 cơ sở mắc lỗi chưa lưu trữ đầy đủ phiếu nhập hàng, đoàn đã nhắc nhở cở sở lưu trữ đầy đủ hồ sơ nguồn gốc mua nguyên liệu thực phẩm.

Kiểm tra 131 cơ sở, trong đó có 82 cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện (còn 49 cơ sở tự tổ chức nấu ăn cho người lao động không thộc diện phải cấp giây chứng nhận cơ sở đủ điêu kiện). Kết quả 82/82 cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.

Đặc biệt, để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc hàng loạt tại các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, UBND thành phố vừa có chỉ đạo tại Văn bản 1517/UBND-VX yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đặc biệt trong thời điểm hiện tại mùa hè nắng nóng. 

Chủ động rà soát lại ngay quy trình nhập nguyên liệu; quy trình sơ chế, chế biến; bảo quản, cung cấp suất ăn; thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Đội ngũ DN cấp bữa  tại khu công nghiệp thực hiện nghiêm các quy định theo pháp luật về vệ sinh ATTP
Đội ngũ DN cấp bữa tại khu công nghiệp thực hiện nghiêm các quy định theo pháp luật về vệ sinh ATTP.

UBND thành phố yêu cầu trong quá trình chế biến, cung cấp suất ăn tại các bếp ăn thể lưu ý một số thực phẩm nguy cơ cao gây ngộ độc hàng loạt như: Đối với các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm do độc tố, hóa chất như: rau, củ, quả có hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức giới hạn hoặc ngoài danh mục; một số loại thực phẩm cá biển như: cá nục, cá ngừ, cá trích, cá thu… có thể có chứa hàm lượng Histamin cao tới mức gây ngộ độc cấp tính hàng loạt do quá trình bảo quản không tốt…cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng, tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về bảo quản, vận chuyển của nhà sản xuất.

Đối với nguy cơ ngộ độc do vi sinh vật là một trong những nguyên nhân chính của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm thời gian qua: lưu ý thực hiện nghiêm ngặt quy trình sơ chế, chế biến; đảm bảo theo nguyên tắc một chiều; đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực chế biến; đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm theo đúng quy định của nhà sản xuất và thực hiện sống chín riêng biệt; thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đầy đủ; thực hành tốt vệ sinh trong chế biến, sử dụng đủ bảo hộ lao động khẩu trang, găng tay một lần trong chế biến thực phẩm chín; đảm bảo đủ nước sạch để vệ sinh nơi chế biến, trang thiết bị dụng cụ, rửa thực phẩm, rửa tay; các dụng cụ chế biến thức ăn chín và chứa đựng trực tiếp suất ăn phải được vệ sinh sạch sẽ; sử dụng các món ăn đã được nấu chín và đảm bảo thời gian từ khi nấu xong đến khi ăn ngắn nhất…

Các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể cần lưu ý đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động trong mùa hè nắng nóng; người lao động trong khu vực bếp ăn. Đảm bảo suất ăn đủ dinh dưỡng và an toàn cho người lao động. Chuẩn bị phương án xử lý tình huống không để bị động khi có ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động; đồng thời có phương án phối hợp với các đơn vị tổ chức cấp cứu, điều trị bệnh nhân; phương án cung cấp suất ăn ca thay thế để đảm bảo sức khỏe người lao động và ổn định sản xuất.

Nam Trí Đức