Thứ năm 10/07/2025 00:23
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Mỹ hỗ trợ Việt Nam triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp để phát triển năng lượng sạch

06/07/2024 09:40
Tại sự kiện công bố nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp hôm 5/7, Đại sứ quán Mỹ hoan nghênh Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tái tạo của nhiều doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper. Nguồn ảnh TTO

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper nói: "Tôi xin gửi lời chúc mừng chân thành tới Bộ Công Thương vì sự tận tụy và nỗ lực đưa cơ chế mua bán điện trực tiếp trở thành hiện thực".

Trong buổi lễ công bố nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, Đại sứ Knapper nhấn mạnh: "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ mở ra một kỷ nguyên mới trong hợp tác giữa hai nước chúng ta, và cơ chế mua bán điện trực tiếp là minh chứng cho quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc và cam kết chung giữa hai nước vì phát triển bền vững".

Theo Đại sứ quán Mỹ, từ năm 2017, Mỹ đã thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Công Thương trong quá trình thiết kế, xây dựng và phê duyệt cơ chế này.

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP, ban hành ngày 3/7, quy định mua bán điện trực tiếp qua hai hình thức: đường dây kết nối riêng hoặc qua lưới điện quốc gia. Theo đó, bên bán và bên mua có thể tự thỏa thuận giá đối với hình thức mua bán điện qua đường dây kết nối riêng, trừ một số trường hợp ngoại lệ áp dụng theo giá do Bộ Công Thương ban hành.

Các loại điện có thể được bán qua đường dây riêng gồm: điện từ năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, các dạng năng lượng tái tạo khác và hệ thống điện mặt trời mái nhà. Các dự án này phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hoặc được miễn trừ giấy phép theo quy định.

Đại sứ quán Mỹ lạc quan về nghị định này, cho rằng chính sách mới sẽ cho phép các doanh nghiệp ở Việt Nam mua điện trực tiếp từ các công ty sản xuất năng lượng tái tạo, giúp họ sử dụng 100% năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Điều này không chỉ góp phần giúp Việt Nam thu hút đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo mà còn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đang muốn sử dụng điện tái tạo và có các cam kết giảm phát thải, sản xuất bền vững.

Theo Giám đốc USAID Việt Nam, Aler Grubbs, cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ giúp các doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và thúc đẩy mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Mỹ sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong quá trình triển khai sáng kiến quan trọng này và mở rộng tiếp cận của Việt Nam đối với năng lượng sạch và tái tạo.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp từng nhiều lần được các doanh nghiệp FDI đề nghị Việt Nam sớm triển khai thí điểm, trong đó có nhiều doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và châu Á hoạt động trong các ngành sản xuất hoặc công nghệ cao. Những công ty này có các cam kết và lộ trình sản xuất giảm và tiến tới không phát thải trong bối cảnh thế giới đang hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu. Họ mong muốn được bảo đảm rằng điện sử dụng trong sản xuất phải 100% là điện sạch.

Khảo sát từ các tổng công ty điện lực, hiện nay có khoảng 3.200 khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ trên 500.000 kWh/tháng. Nhóm sử dụng trên 200.000 kWh lên đến 7.700 khách hàng.

Năm 2023, theo một cuộc khảo sát của Bộ Công Thương, có khoảng 20 doanh nghiệp lớn mong muốn mua điện trực tiếp bao gồm cả các tập đoàn lớn như Samsung hay Nike với tổng nhu cầu gần 1.000 MW. Trong khi đó, có 24 dự án năng lượng tái tạo với công suất 1.773 MW muốn bán điện trực tiếp, 17 dự án có công suất 2.836 MW cân nhắc tham gia.

Bình Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

Theo TS. Đặng Đức Anh tăng trưởng phải bền vững, ổn định vĩ mô, không đánh đổi môi trường, phải gỡ điểm nghẽn thể chế, đổi mới cơ cấu địa phương toàn diện.
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.
96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chỉ do sức mua giảm mà còn từ chi phí mặt bằng, hàng hóa nhập lậu và chính sách thuế thương mại điện tử.
Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

'Nghị quyết 68 yêu cầu xóa bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh trước năm 2026 là bước cải cách then chốt để minh bạch hóa, thúc đẩy hộ chuyển lên doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn chia sẻ với DNHN.
Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Chênh lệch giá vàng đang tạo cơ hội cho đầu cơ, trốn thuế và thất thu ngân sách. Chuyên gia về thuế - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú đề xuất siết thuế và cải cách thị trường vàng.
Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo Việt Nam đang chững lại trong chuyển dịch năng lượng xanh do thiếu cơ chế giá điện mới và hạ tầng pháp lý phù hợp.