Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững

00:00 12/10/2020

Tháng 9/2015, lãnh đạo 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua Chương trình Nghị sự 2030 bao gồm 17 Mục tiêu phát triển bền vững (mục tiêu PTBV) nhằm giải quyết những thách thức của sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo tính bền vững của môi trường và quản trị tốt đối với doanh nghiệp.

trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep Lời mở đầu của mục tiêu phát triển bền vững đã xác định 5 lĩnh vực then chốt gồm: Con người, Hành tinh, Sự thịnh vượng, Hòa bình và Sự hợp tác, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của các phương pháp tiếp cận đa nghành. Thay thế mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mục tiêu phát triển bền vững đưa ra một chương trình nghị sự phát triển toàn diện và tham vọng hơn. Trong khi mở rộng từ 8 đến 17 mục tiêu và từ 48 đến 169 chỉ tiêu cụ thể, các trách nhiệm mà đồng thời cũng là các cơ hội dành cho khối tư nhân là vô cùng quan trọng. Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Đại diện Thường trú Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) cho biết: “Liên Hợp Quốc nhìn nhận rằng doanh nghiệp là một đối tác then chốt trong phát triển luôn là như vậy và vai trò của nó sẽ là trọng tâm để đạt tới các mục tiêu phá triển bền vững. Các mục tiêu phát triển bền vững đặc biệt phù hợp đối với các vấn đề phức tạp mà các Quốc gia thu nhập trung bình như Việt Nam gặp phải. Phạm vi và phương pháp thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững đưa ra đòi hỏi các mục tiêu phải trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người, của chính phủ, của doanh nghiệp và của cả xã hội dân sự cùng nhau hợp tác xây dựng các giải pháp để mang lại kết quả. Các doanh nghiệp có thế mạnh trở thành các thủ lĩnh tạo ra thay đổi tích cực và đổi mới cho các xã hội công bằng và hòa nhập. Việc này đòi hỏi sự tư duy mới và chia sẻ ý tưởng, bắt đầu bằng các diễn đàn rộng rãi như “Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững” ngày hôm nay. Bà Pratibha Mehta nhấn mạnh. Tham gia với tất cả các doanh nghiệp liên quan sẽ trở thành một phương pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình nghị sự 2030 có thể được coi là một lời kêu gọi đổi mới, cải cách và hội nhập. Các mối quan hệ hợp tác hiện tại sẽ trở nên sâu sắc hơn, tuy nhiên các mối quan hệ hợp tác mới, không theo thông lệ cũng sẽ được hình thành. Việt Nam ngày nay là một quốc gia thu nhập trung bình mới nổi và phát triển nhanh, thì lời kêu gọi “Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chính là nhằm hướng tới sự hình thành các mối quan hệ hợp tác mới như thế. Với sự hỗ trợ của mạng lưới hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (GCNV), VCCI là đại diện quốc gia về thương mại và công nghiệp và UNIDO là tổ chức phát triển công nghiệp. Theo bà Phạm Chi Lan, Nhà nghiên cứu kinh tế độc lập: “Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc cho giai đoạn 2015-2030 cũng chính là những việc chúng ta cần làm để đạt được khát vọng Việt Nam 2035, hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội đều có trách nhiệm và lợi ích của mình trong việc thực hiện những mục tiêu đó, và thành công chỉ có thể đạt được khi tất cả chúng ta cùng làm hết sức mình”. Liên Hợp Quốc tự hào là một trong những người đầu tiên trên thế giới đưa các mục tiêu phát triển bền vững đến với khối tư nhân và khởi xướng một hành động tập thể. Sáng kiến thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững sẽ được mở rộng đến tất cả các bên liên quan mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm của mình, tìm kiếm ý tưởng, cung cấp hỗ trợ hay đơn giản chỉ muốn thể hiện sự cam kết của mình đối với một thế giới hội nhập và phát triển bền vững vào năm 2030. Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng Thư ký VCCI, Đại diện mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững là lời kêu gọi các doanh nghiệp “tiếp tục vai trò của mình trong hành trình tiến tới một nền kinh tế toàn cầu bình đẳng, bền vững và hội nhập hơn. Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam là một phương pháp tiếp cận thực tế để các doanh nghiệp làm cho các mục tiêu phát triển bền vững trở thành sự thật. Đó là một cơ hội lớn nhưng cũng là nhiệm vụ của chúng ta phải tham gia. VCCI với Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) của mình mạnh mẽ cam kết là người tiên phong trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và cung cấp cho khối tư nhân các hướng dẫn, mạng lưới, kiến thức và sự ghi nhận để làm cho các mục tiêu phát triển bền vững thành công bền vững cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ông Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh. Theo ông Patrick Gilab, Đại diện Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNIDO):  Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc luôn duy trì sự hợp tác chặt chẽ với các nền công nghiệp và doanh nghiệp và cả ở đây, tại Việt Nam. Cơ hội tham gia với khối tư nhân theo nội dung của các mục tiêu phát triển bền vững sẽ chỉ là tăng cường thêm mối quan hệ hợp tác lâu dài này. Tôi tin rằng, trong một nỗ lực chung, sự đóng góp của khối tư nhân cho toàn bộ Chương trình Nghị sự 2030 sẽ đem lại một nền kinh tế bền vững và hội nhập hơn. Chúng tôi, UNIDO tự hào là một bộ phận của hành trình này và sẽ hỗ trợ liên tục diễn đàn đối thoại quan trọng như ngày hôm nay trong quá trình “Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”. Ông Florian Beranek, Chuyên gia chính về Trách nhiệm Xã hội & RBC của UNIDO nhấn mạnh: “VCCI, đặc biệt là Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và UNIDO có mối quan hệ hợp tác thành công trong những năm vừa qua. Trọng tâm chính của sự hợp tác tin cậy của chúng tôi là phương pháp tiếp cận đa chiều đối với “Làm kinh doanh thế nào”. Được hướng dẫn bởi 10 nguyên tắc của Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc, bộ Tiêu chuẩn Hướng dẫn ISO26000 về Trách nhiệm xã hội và kể từ nay là Chương trình Nghị sự 2030 mà chúng tôi đang cung cấp sự hỗ trợ, có thể thấy được nhưng chủ yếu chỉ là một diễn đàn cho việc trao đổi và thảo luận. Chúng tôi tin rằng chỉ những diễn đàn như thế có thể dẫn tới một thế giới của chúng ta phát triển bền vững và hội nhập như mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phụ thuộc vào các nhà doanh nghiệp được truyền cảm hứng, sáng tạo và thành công trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai”. Bài và ảnh: Bình An (Văn phòng Đại diện phía Nam)