Thứ bảy 05/04/2025 10:04
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed

04/04/2025 17:49
Kỳ vọng lạm phát 1 năm tại Mỹ đã nhảy vọt lên 3,5% - mức cao nhất kể từ năm 2022, sau động thái thuế quan mới, đẩy Fed vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa cắt giảm lãi suất và kiềm chế giá cả.
Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed
Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed.

Các nhà giao dịch trái phiếu Mỹ đang đặt cược vào kịch bản lạm phát bùng nổ do chiến tranh thuế quan của Tổng thống Donald Trump, đặt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thế tiến thoái lưỡng nan, khi cố gắng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế vốn đang chịu tổn thương từ chính sách thương mại của chính quyền Washington.

Thị trường toàn cầu đã lao dốc hôm thứ Năm (3/4), khiến giới đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, sau khi kế hoạch thuế quan của ông Trump - bao gồm mức thuế cơ bản 10% cùng loạt biểu thuế bổ sung lên đến hai chữ số áp lên EU và Trung Quốc - được đánh giá là cứng rắn hơn dự kiến.

Áp lực này đã làm bùng lên làn sóng dự báo lạm phát ngắn hạn, với hợp đồng hoán đổi lạm phát kỳ hạn 1 năm (phái sinh phản ánh kỳ vọng thị trường) tăng vọt lên gần 3,5% - mức cao nhất kể từ năm 2022. Sự gia tăng này đã phơi bày bài toán hóc búa mà Chủ tịch Fed Jerome Powell phải đối mặt: cân bằng giữa nguy cơ giá cả tăng vọt và tăng trưởng GDP suy yếu.

Fed giữa "hai làn đạn"

"Rủi ro kép lên lạm phát và việc làm đang siết chặt Fed hơn nữa", ông Krishna Guha - Phó chủ tịch Evercore ISI nhận định. "Các quan chức Fed sẽ lo ngại thuế quan đủ lớn để làm nhiễu loạn lạm phát cơ bản và đảo lộn kỳ vọng giá cả".

Đáng chú ý, thị trường hiện vẫn còn đang ám ảnh bởi cơn bão lạm phát hậu COVID-19. Fed đang đau đầu chứng minh họ nghiêm túc với nhiệm vụ kiềm chế giá cả, dù đồng thời phải ứng phó với sức mua tiêu dùng tại Mỹ suy yếu. Triển vọng tăng trưởng ảm đạm những tuần gần đây khi giá nhập khẩu leo thang và tâm lý doanh nghiệp sa sút càng làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế.

Thị trường đang đặt cược vào khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 4 lần (mỗi lần 0,25 điểm phần trăm) trong năm nay - nhiều hơn 1 lần so với trước khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới. Tuy nhiên, kế hoạch tăng thuế nhập khẩu đồng loạt của chính quyền lại đẩy kỳ vọng lạm phát tiêu dùng lên cao, khiến nhiệm vụ kích thích kinh tế bằng tiền rẻ của Fed thêm phức tạp.

Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed
Hợp đồng hoán đổi lạm phát kỳ hạn 1 năm (phái sinh phản ánh kỳ vọng thị trường) tăng vọt lên gần 3,5% - mức cao nhất kể từ năm 2022 (Ảnh: Financial Times).

Cảnh báo từ giới chuyên gia

Ông Jay Barry - chiến lược gia tại JPMorgan cảnh báo: "Thuế quan có thể đẩy lạm phát tăng mạnh và tác động tiêu cực đến tăng trưởng hơn cả dự đoán của thị trường". Trong khi đó, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee từng nhấn mạnh việc nhà đầu tư trái phiếu Mỹ kỳ vọng lạm phát cao hơn sẽ là "tín hiệu cảnh báo" đe dọa kế hoạch giảm lãi suất.

Kỳ vọng lạm phát 5 năm (lạm phát dài hạn) hiện vẫn ổn định ở mức 2,5%, cho thấy thị trường xem căng thẳng thương mại và hiệu ứng lạm phát từ các chính sách của Tổng thống Mỹ chỉ là tạm thời. Ông Gennadiy Goldberg - chiến lược gia tại TD Securities nhận định: "Thị trường đang coi đây là cú sốc lạm phát 'thoáng qua'".

Dù vậy, giáo sư Andrew Clare từ Bayes Business School cảnh báo thuế quan tạo ra bài toán mà các ngân hàng trung ương "không mong muốn". Câu hỏi lớn đặt ra là cách Fed phản ứng trước lạm phát tăng: "Nếu tăng lãi suất, doanh nghiệp và người tiêu dùng chịu thêm thiệt hại. Nhưng nếu không hành động hoặc cắt giảm lãi suất, lạm phát có thể bùng phát mạnh hơn".

Ông Mike Riddell - quản lý quỹ trái phiếu của Fidelity International lưu ý nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài - yếu tố có thể tiếp tục đẩy giá cả leo thang. Trong khi đó, ký ức về lạm phát hậu đại dịch vẫn in đậm trong tâm trí người tiêu dùng và giới doanh nghiệp, khiến kỳ vọng giá cả dễ dàng bị kích động.

Giới đầu tư nhận định biến động trong kỳ vọng lạm phát ngắn hạn đã trở nên rõ rệt hơn khi giá dầu - yếu tố then chốt thường dẫn dắt dự báo lạm phát - giảm mạnh trong tuần này, do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu. Nghịch lý ở chỗ, đà giảm của giá năng lượng lại trùng với thời điểm kỳ vọng lạm phát trong dân chúng đang tăng vọt.

Phát biểu tại sự kiện ở London ngay trước thềm công bố chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump, ông Dan Ivascyn - Giám đốc đầu tư của tập đoàn trái phiếu khổng lồ Pimco - cảnh báo: "Rủi ro hiện hữu là một khi nền kinh tế mắc kẹt trong môi trường lạm phát cao kéo dài, nó sẽ bắt đầu bám rễ sâu hơn vào cơ cấu giá cả".

Tin bài khác
Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

J.P.Morgan cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng vọt lên đến 60%, từ mức 40% trước đó, sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và tâm lý doanh nghiệp.
Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Mức thuế đối ứng 46% lên hàng Việt Nam khiến cổ phiếu nhiều công ty của Mỹ lao dốc, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã vướng “bẫy thuế” mới.
Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh các mức thuế quan mới là biện pháp đáp trả những hàng rào thương mại mà các quốc gia khác đang áp lên hàng hóa Mỹ.
Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Ngành vận tải biển toàn cầu trị giá 14.000 tỷ USD đứng trước thảm họa khi kế hoạch thuế quan đối ứng của Mỹ khiến giá cước tăng vọt 16% chỉ trong 1 ngày, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng.
EU công bố

EU công bố 'kế hoạch mạnh mẽ' để trả đũa thuế quan của Mỹ

EU cảnh báo sẽ nhắm vào sở hữu trí tuệ và ngành dịch vụ tài chính để trả đũa thuế quan của Mỹ, khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng sử dụng công cụ “chống ép buộc” chưa từng có tiền lệ.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump nói các mức thuế đối ứng công bố ngày 2/4 tới đây sẽ “nhẹ nhàng”. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây là “Ngày Giải phóng” cho kinh tế Mỹ hay khởi đầu chiến tranh thương mại toàn cầu?
Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ cảnh báo áp “thuế quan thứ cấp” lên dầu khí của Nga. Đòn trừng phạt mới có thể gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu nếu Moscow từ chối thỏa hiệp ngừng bắn ở Ukraine.
Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 3, ngay trước thời hạn dự kiến áp thuế mới của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro từ chính sách thuế quan của Washington vẫn đe dọa triển vọng tăng trưởng.
Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố chấm dứt mối quan hệ truyền thống với Mỹ, đồng thời cam kết đàm phán lại toàn diện các thỏa thuận thương mại sau căng thẳng thuế quan.
Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu, có thể khiến giá xe tăng mạnh, gián đoạn ngành sản xuất xe hơi. EU và Canada phản đối, liệu ông Trump có giữ lời hứa 'linh hoạt hơn' vào ngày 2/4?
Moody

Moody's cảnh báo triển vọng tài khóa của Mỹ suy giảm

Moody’s cảnh báo tài khóa Mỹ tiếp tục suy giảm do chính sách thuế quan và cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump, đe dọa triển vọng tín nhiệm và khả năng chi trả nợ công ngày càng chồng chất.
Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Mỹ có thể áp thuế đối ứng với ASEAN: Indonesia, Philippines sẽ “chịu đòn” nặng nhất, ngành điện tử đối mặt rủi ro lớn. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành “cứu cánh” cho xuất khẩu khu vực?
Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Tổng thống Donald Trump áp dụng “thuế quan thứ cấp” 25% với quốc gia mua dầu từ Venezuela, mở rộng chiến lược thương mại cứng rắn. Trung Quốc được cho là mục tiêu chính của biện pháp này.
Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4, nhưng có thể miễn trừ một số nước. Tín hiệu thuế quan được cho là tích cực này đã giúp xoa dịu thị trường sau những biến động mạnh.
Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Chính phủ Trung Quốc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư từ Apple, Pfizer, Mastercard và nhiều tập đoàn Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro thuế quan gia tăng.