Kỹ năng nghề - Điều kiện tiên quyết trong đội ngũ lao động của doanh nghiệp

16:47 07/10/2022

"Chuẩn hóa và phát triển kỹ năng nghề cho NLĐ giúp hình thành lực lượng lao động (LLLĐ) có chất lượng, nhất là nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển KT-XH, thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0". Đó là một trong những nội dung mục tiêu cơ bản trong Dự thảo Quyết định Phê duyệt Đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam giai đoạn 2020-2030 của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung Dự thảo cho thấy, Kỹ năng nghề ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước. Doanh nghiệp & Hội nhập đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với ông Tô Xuân Giao - Ủy viên Ban thường vụ Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam:

PV: Hiện nay một trong 7 xu hướng phát triển Giáo dục nghề nghiệp trên thế giới đó là Kỹ năng nghề sẽ là một loại “tiền tệ quốc tế” có thể giao dịch trong thế giới ngày nay. Các doanh nghiệp (DN) lớn luôn phải tìm mọi cách để thắng trong “cuộc chiến” giành nhân tài giỏi nghề. Ông nghĩ như thế nào về điều này?

Ông Tô Xuân Giao đại diện Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH VN tặng tranh kỷ niệm cho trường CĐN Điện Biên trong chuyến coing tác tại các trường CĐN Tây Bắc Bộ
Ông Tô Xuân Giao đại diện Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH VN tặng tranh kỷ niệm cho trường CĐN Điện Biên trong chuyến coing tác tại các trường CĐN Tây Bắc Bộ.
Ông Tô Xuân Giao đại diện Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH VN.

Ông Tô Xuân Giao: Kỹ năng nghề là một trong các điều kiện tiên quyết cần phải có trong đội ngũ lao động của các doanh nghiệp không chỉ ở những DN nhỏ và vừa mà ở các tập đoàn lớn điều này nó đòi hỏi càng cao hơn. Nguồn nhân lực chất lượng cao hay còn gọi là chất xám khi chảy vào bất cứ một doanh nghiệp nào, nó quyết định sự phát triển cũng như sự tồn vong của một DN. Điều này chúng ta có thể thấy diễn ra hàng ngày trong các hoạt động của họ, như: kế hoạch đào tạo rất bài bản, có đầu tư chiều sâu, có sàng lọc, cấp học bổng đầu tư cho các nhân tố mới … Đó là lý do tại sao các tập đoàn, doanh nghiệp lớn luôn tìm kiếm nguồn nhân lực “vàng” qua các công ty “săn đầu người”, thậm chí trả giá rất cao cho các dịch vụ này.

PV : Việc cần phải có một hệ thống GDNN hiệu quả để tăng cường sự tham gia cung cấp bổ sung nguồn nhân lực lao động nhất là nguồn nhân lực lao động cao trong việc giúp các doanh nghiệp phát triển ngày càng là nhu cầu cấp thiết. Vậy Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH Việt Nam đã có những hoạt động gì để nhằm đẩy mạnh phát triển cho công tác bổ sung lực lượng lao động này? Bên cạnh đó, Hiệp hội đã có những công tác gì nhằm tư vấn cho các Bộ, ban ngành liên quan mà trực tiếp là Tổng Cục GDNN và Bộ LĐTB & XH để giúp các nhà hoạch định chính sách, hướng đến giải quyết các thách thức mang tính thời đại của giáo dục nghề?

Ông Tô Xuân Giao: Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH VN là một tổ chức nằm trong hệ thống GDNN của nước ta. Hiệp hội thường xuyên được mời tham gia lấy ý kiến đóng góp xây dựng các cơ chế chính sách, đóng góp sửa đổi luật liên quan đến lĩnh vực GDNN khi Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng cục GDNN yêu cầu. Vừa qua, trong nhiệm kỳ 2020-2025 Hiệp hội cũng đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng các đề án như: Chiến lược phát triển hệ thống GDNN giai đoạn 2020-2030 tầm nhìn đến 2045; Dự thảo Quyết định Phê duyệt Đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam giai đoạn 2020-2030 của Thủ tướng Chính phủ; tham gia đóng góp ý kiến với Chính phủ đề nghị được dạy văn hóa trong các trường của Hệ thống GDNN .

Bên cạnh đó, đối với các hoạt động của Hiệp hội, Hiệp hội luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện mở rộng việc kết nối liên kết đào tạo giữa các trường và các DN, gia tăng quan hệ Hợp tác Quốc tế với các nước như Đức, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Úc…đưa du học sinh đi học, thực tập và làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra, Hiệp hội cũng đã có Quyết định phê duyệt thành lập Văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh nhằm tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền trong hệ thống GDNN, lựa chọn các trường đã có đội ngũ giáo viên đã qua đào tạo đánh giá kỹ năng nghề , các trường có giáo viên dạy giỏi, tập thể giảng viên có trình độ năng lực phát triển… nhằm định hướng cho các tập thể, cá nhân tham gia đăng ký các nghề có trong danh sách nghề chuẩn bị cho công tác thành lập Trung tâm Kỹ năng nghề của nhà trường, tham gia KNN Vùng hoặc Khu vực…

Ông Tô Xuân Giao đại diện Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH VN tặng tranh kỷ niệm cho trường CĐN Điện Biên trong chuyến coing tác tại các trường CĐN Tây Bắc Bộ
Ông Tô Xuân Giao đại diện Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH VN tặng tranh kỷ niệm cho trường CĐN Điện Biên trong chuyến công tác tại các trường CĐN Tây Bắc Bộ.

PV: Theo khảo sát gần đây của Liên đoàn Thương mại Công nghiệp VN về mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp VN trong cách mạng công nghiệp 4.0, có tới 53% doanh nghiệp VN không dự báo được kỹ năng tương lai cần thiết cho lực lượng lao động của mình. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Tô Xuân Giao: Có thể nói, hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới có rất nhiều nước kể cả các nước phát triển cũng đang lúng túng khi đại dịch Covid làm thay đổi toàn bộ cục diện. Việc chênh lệch nguồn cung và  nhu cầu nhân lực thông thường đã là bài toán khó giải, huống gì hiện nay nó ảnh hưởng cả các hoạt động của Chính phủ và của doanh nghiệp... Trong đó có trường học đều được điều hành theo mạng lưới không gian và Công nghệ 4.0 . Việc mất đi một số nghề và khai sinh nhiều nghề mới trên thị trường lao động đã làm thay đổi tư duy của các nhà quản lý lẫn các nhà kinh doanh và người lao động. Việc nâng cao KNN trong bối cảnh hiện nay là ko thể thiếu và không thể không chú trọng đưa vào thành luật Kỹ năng nghề.

Cám ơn ông đã chia sẻ!

Uyển Nhi (thực hiện)