Giá kim loại tăng cao gây khó khăn cho sự phục hồi của Trung Quốc

14:44 19/05/2021

Trung Quốc và Hoa Kỳ đang trong cuộc chạy đua về trữ lượng các mặt hàng khan hiếm nhằm tái thiết nền kinh tế sau đại dịch. Động thái trên đẩy giá cả tăng vọt và hiện đe dọa đến các kế hoạch phục hồi của Bắc Kinh sẽ đi chệch hướng.

Mọi chi phí cần thiết cho sự hồi phục cơ sở hạ tầng hậu dịch Covid-19 của Trung Quốc từ thép, than đến thủy tinh và xi măng đều đang tăng vọt. Giá thép cây, một loại thép dùng để gia cố bê tông, gần đây đạt 6.200 Nhân dân tệ (965 USD) / tấn tại Thượng Hải, tăng 40% trong năm nay và là mức cao kỷ lục mới. Quặng sắt, được sử dụng để sản xuất thép có giá1.240 nhân dân tệ / tấn (194 USD) trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Đại Liên, tăng 25% kể từ đầu năm. Than nhiệt, thủy tinh và nhôm đang đạt mức cao nhất mọi thời đại. Tình hình thép đã trở nên nghiêm trọng đến mức các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo thiệt hại cho nền kinh tế. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tránh được suy thoái khi đại dịch xảy ra, tuy nhiên nước này đã đưa ra kế hoạch trị giá 500 tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đầu hỗ trợ tốc độ tăng trưởng chậm trong nhiều thập kỷ. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Bên cạnh đó, xây dựng cũng là một phần của sự phục hồi kinh tế ở Hoa Kỳ. Tổng thống Joe Biden đã đề xuất một kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá khoảng 2 nghìn tỷ USD vào hồi tháng 3 nhằm giúp đất nước phục hồi và định hình lại nền kinh tế, chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Washington đang đối mặt với nhiều thách thức như cơ sở hạ tầng già cỗi, dễ bị tổn thương, khiến kế hoạch của Biden có khả năng bị đình trệ. Phía Trung Quốc cũng lo lắng về hiện tượng chi phí tăng cao những ngày qua. Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc (thường để đo lường sự thay đổi chi phí mà các nhà sản xuất trả cho nguyên liệu) đã tăng 6,8% trong tháng 4 so với một năm trước đó. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 10 năm 2017 đồng thời được coi là bước nhảy vọt so với mức tăng 4,4% của tháng 3.

Zhou Hao, chuyên gia kinh tế cấp cao về các thị trường mới nổi của ngân hàng Commerzbank cho biết: “Giá hàng hóa toàn cầu tăng do kích thích từ các nền kinh tế lớn thúc đẩy nhu cầu”. Theo số liệu khảo sát gần đây, các dự án xây dựng tốn kém đã khiến một số công ty Trung Quốc phải tạm ngừng công việc. Các nhà phân tích cảnh báo rằng các doanh nghiệp nhỏ cần cân nhắc xem xét cắt giảm chi phí hay cắt giảm quy mô trước tình trạng nhiều công ty bắt đầu sa thải nhân viên. Luo Zhiheng, trưởng nhóm phân tích vĩ mô của Yuekai Securities có trụ sở tại Quảng Châu, cho biết: “Các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với dòng tiền nhỏ giọt và thắt chặt hơn bởi họ có ít khả năng đàm phán giá tăng trong khu vực thượng nguồn. Những công ty này hoặc phải chấp nhận chi phí sản xuất cao hơn hoặc cắt giảm sản lượng”.

Giá thép và quặng sắt tăng đột biến đến nhiều yếu tố kết hợp. Không chỉ trong xây dựng cơ sở hạ tầng, sự bùng nổ trong ngành công nghiệp xe hơi, ví dụ như sản xuất xe điện cũng “ngốn trọn” một lượng kim loại khổng lồ. Theo các nhà phân tích của Fitch Ratings, ôtô cần thép cường độ cao để có thể giảm trọng lượng và cải thiện hiệu suất và trong sản xuất ô tô chạy bằng điện thì hybrid, pin nhiên liệu là những thành phần bắt buộc. 

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Ngoài ra, các nhà phân tích cho biết, trong một báo cáo rằng nỗ lực giảm lượng khí thải carbon của Trung Quốc cũng khiến nguồn cung thép bị thắt chặt. Năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất hơn một nửa sản lượng thép của thế giới và Bắc Kinh đã gây áp lực buộc ngành công nghiệp này phải giảm sản lượng để theo đuổi mục tiêu carbon vào năm 2060. Cuộc chiến thương mại gay gắt giữa Trung Quốc và Úc cũng có thể làm tăng giá kim loại. Trong năm ngoái, Bắc Kinh đã áp đặt các rào cản đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Australia, bao gồm cả than.

Theo Wang Jiechao, nhà phân tích trưởng lĩnh vực xây dựng của Pacific Securities, chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy việc tăng giá đang ảnh hưởng đến các công trường xây dựng và nhà máy của Trung Quốc khi: “Nhiều công ty xây dựng, xưởng đúc và nhà sản xuất thiết bị gia dụng nhỏ đã ngừng nhận đơn đặt hàng vì sản xuất thua lỗ. Sự gia tăng nhanh chóng của giá cả hàng hóa đã làm xói mòn nghiêm trọng lợi nhuận của các công ty sản xuất hạ nguồn”. Một hệ lụy khác từ cuộc khủng hoảng vật giá là lượng việc làm giảm sút bởi các doanh nghiệp nhỏ vốn cung cấp 80% việc làm ở khu vực thành thị đang phải vật lộn với giá cả tăng cao.

Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh bắt đầu tỏ ra lo ngại về chi phí gia tăng. Theo trang web chính thức của chính quyền trung ương, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhiều lần đề cập đến "giá hàng hóa tăng" và áp lực đối với các doanh nghiệp nhỏ trong các cuộc họp cấp nhà nước gần đây: "Chúng ta phải ... đối phó với sự gia tăng quá nhanh của giá hàng hóa và những tác động”. Trung Quốc cần kiểm soát tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ tới để đạt được mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là tăng gấp đôi GDP vào năm 2035. Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng 6% trở lên trong năm nay và có thêm 11 triệu việc làm mới. Do vậy, bất cứ điều gi đe dọa sự phục hồi kinh tế đều có thể gây rủi ro cho tham vọng này.

Chính phủ bắt đầu hạn chế xuất khẩu thép trong nỗ lực tăng cường nguồn cung trong nước. Kể từ tháng Tư, nhà nước sẽ chấm dứt giảm thuế xuất khẩu đối với hầu hết các sản phẩm thép. Trong khi đó, các chính quyền địa phương đã lựa chọn các biện pháp khắc nghiệt để giảm giá. Cuối tuần trước, các cơ quan quản lý ở Thượng Hải và trung tâm sản xuất thép Đường Sơn đã triệu tập các nhà máy thép lớn và yêu cầu họ ấn định giá "ở mức hợp lý". Các nhà máy có thể phải đối mặt với "các hình phạt nghiêm khắc" nếu phát hiện thông đồng đẩy giá thép lên cao.

Trước mắt, giá kim loại vẫn tăng. Một số nhà phân tích cho hay trung Quốc khó mà thống trị giá cả hàng hóa mà không ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Theo Louis Kuijs của Oxford Economics, hiện tượng giátăng cao cho thấy Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch cơ sở hạ tầng để ổn định nền kinh tế và việc thay đổi hướng đi sẽ đem lại khó khăn thế nào.

TL