Chủ nhật 08/12/2024 23:25
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Các lãnh đạo kinh tế toàn cầu lo ngại khả năng ông Trump trở lại

29/10/2024 17:17
Các nhà lãnh đạo tài chính thế giới đã dành nhiều thời gian lo lắng về những tác động tiềm tàng nếu ông Donald Trump quay trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Các lãnh đạo kinh tế toàn cầu lo ngại khả năng ông Trump trở lại
Các lãnh đạo kinh tế toàn cầu lo ngại khả năng ông Trump trở lại (Ảnh: Reuters/Carlos Barria).

Tăng trưởng chậm, nợ công cao và các cuộc chiến leo thang là những vấn đề chính được thảo luận tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, nhưng các nhà lãnh đạo tài chính cũng đã dành nhiều thời gian lo lắng về những tác động tiềm tàng nếu ông Donald Trump quay trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ứng cử viên Đảng Cộng hòa Trump đang thu hẹp khoảng cách với đối thủ Đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris. Và điều này đã trở thành chủ đề trong hầu hết các cuộc trò chuyện giữa các quan chức tài chính, ngân hàng trung ương và các nhóm xã hội dân sự tham dự cuộc họp tại Washington vào tuần trước.

Những lo ngại xoay quanh việc ông Trump có thể làm đảo lộn hệ thống tài chính toàn cầu với việc tăng thuế quan mạnh tay, phát hành thêm hàng nghìn tỷ USD nợ công và đảo ngược các nỗ lực chống biến đổi khí hậu để quay lại sử dụng năng lượng hóa thạch nhiều hơn.

"Rõ ràng ai cũng lo lắng về sự không chắc chắn trong việc ai sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo và các chính sách nào sẽ được thực hiện dưới thời tổng thống mới", Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết.

Theo đó, ông Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế 10% lên hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia và 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, kích hoạt các biện pháp đáp trả và gia tăng chi phí.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner phát biểu với Reuters hôm thứ Sáu (25/10) rằng, một cuộc chiến thương mại Mỹ - EU chỉ đem lại thiệt hại cho cả hai bên.

Ngoài ra, ông Trump cũng đã đề nghị hấp dẫn cử tri Mỹ bằng các biện pháp giảm thuế, từ việc gia hạn tất cả các khoản giảm thuế cá nhân năm 2017 đến miễn thuế thu nhập từ tiền boa, tiền làm thêm giờ và phúc lợi hưu trí an sinh xã hội. Các nhà phân tích ngân sách cho rằng, điều này sẽ khiến nợ công Mỹ tăng thêm ít nhất 7,5 nghìn tỷ USD trong vòng một thập kỷ, bên cạnh 22 nghìn tỷ USD nợ tăng trưởng mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã dự báo cho đến năm 2034.

Ngược lại, chiến thắng của bà Harris đang được các quan chức tài chính nhìn nhận là sự tiếp nối chính sách tái hợp tác đa phương của Tổng thống Joe Biden trong bốn năm qua về biến đổi khí hậu, thuế doanh nghiệp, giảm nợ và cải cách ngân hàng phát triển. Kế hoạch của bà Harris cũng có thể làm tăng nợ công, nhưng ít hơn đáng kể so với Trump.

Ông Biden đã duy trì các mức thuế quan của Trump đối với thép, nhôm và hàng hóa Trung Quốc - thậm chí còn tăng mạnh đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong các ngành công nghiệp mới như xe điện và năng lượng mặt trời. Bà Harris đã ủng hộ cách tiếp cận "có mục tiêu" này và chỉ trích kế hoạch thuế quan toàn diện của Trump là một khoản “thuế tiêu dùng” 4.000 USD đánh vào các gia đình Mỹ.

Thị trường đặt cược vào Trump

Thị trường tài chính đang chứng kiến sự quay trở lại của các "giao dịch Trump" trên các tài sản, từ cổ phiếu đến bitcoin và đồng peso Mexico, đặt cược vào chiến thắng của ông Trump khi tỷ lệ thăm dò của ông này tăng lên.

Đồng đô la Mỹ đã đạt mức tăng hàng tháng lớn nhất trong hơn hai năm rưỡi, với chỉ số đo lường đồng bạc xanh so với các đồng tiền lớn đã tăng 3,6% chỉ trong tháng 10. Nhà phân tích Steve Englander của Standard Chartered cho rằng, 60% động thái tăng giá của đồng đô la là do triển vọng của Trump được cải thiện trên các thị trường cá cược.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Brazil Roberto Campos Neto cho biết, các cược thị trường ủng hộ Trump đã tác động lạm phát đến các kỳ hạn lãi suất dài hạn tại các nền kinh tế nhạy cảm với đồng đô la, đồng thời cho biết cả kế hoạch tài chính của Trump và Harris đều có các yếu tố lạm phát.

Các lo ngại về việc Trump thay đổi lập trường đối với thương mại và chi tiêu đã xuất hiện trong bối cảnh IMF tuyên bố rằng, cuộc chiến chống lại lạm phát toàn cầu đã cơ bản thành công mà không gây ra thiệt hại lớn về việc làm, khi sức mạnh của kinh tế Mỹ đã bù đắp cho sự suy yếu ở Trung Quốc và châu Âu.

Các lãnh đạo kinh tế toàn cầu lo ngại khả năng ông Trump trở lại
Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva (Ảnh: Reuters/Kaylee Greenlee).

Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva kêu gọi các nhà hoạch định chính sách bắt đầu cắt giảm khối nợ khổng lồ do COVID gây ra, nếu không muốn đối mặt với tương lai tăng trưởng thấp khiến người dân ngày càng không hài lòng.

Khi được hỏi về việc viễn cảnh ông Trump trở lại có tác động như thế nào đến các cuộc họp và chính sách của IMF, bà Georgieva cho biết các cuộc thảo luận đã tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế hiện tại.

"Quan điểm của các thành viên là các cuộc bầu cử là của người dân Mỹ", bà Georgieva nói trong một cuộc họp báo. "Điều chúng tôi cần làm là xác định những thách thức và IMF có thể giải quyết các thách thức đó một cách xây dựng".

Những căng thẳng mới nổi

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất mạnh mẽ một nửa điểm phần trăm thường báo hiệu một thời điểm "vàng" cho tăng trưởng của thị trường mới nổi, khi điều kiện tài chính và áp lực lạm phát tiền tệ giảm bớt.

Nhưng các thâm hụt tài chính lớn hơn ở Mỹ dưới thời ông Trump đã khiến một số người lo ngại rằng bữa tiệc có thể kết thúc nhanh chóng.

"Thâm hụt lớn hơn đồng nghĩa với nợ tăng, nợ tăng đồng nghĩa với lãi suất dài hạn cao hơn và điều đó có thể đồng nghĩa với một đồng đô la mạnh hơn", Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek phát biểu tại một sự kiện bên lề cuộc họp. "Lãi suất dài hạn cao ở Mỹ và đồng đô la mạnh không phục vụ tốt cho các thị trường mới nổi”.

Những lo ngại về một cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng làm trì hoãn quá trình giảm áp lực lạm phát cũng gia tăng.

"Nếu một quốc gia áp thuế quan, có thể là các quốc gia khác sẽ không đáp trả theo cách tương tự - nhưng nếu các quốc gia khác đáp trả bằng cách áp thuế quan trên toàn thế giới, giá cả sẽ tăng cao và quá trình giảm lạm phát có thể gặp khó khăn đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nam Phi Lesetja Kganyago nhận định.

Bài liên quan
Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc tiếp tục sụt giảm do áp lực giảm phát
Kinh tế ASEAN hưởng lợi nhờ thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu
Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Chủ tịch ủy ban chỉ đạo của IMF, Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Saudi Mohammed Al-Jadaan, nhấn mạnh sự hợp tác trước đây với cả chính quyền Đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ, bao gồm cả chính quyền Trump, nói rằng "chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta vẫn duy trì đối thoại đó". Quan điểm này được nhiều người khác tại các cuộc họp đồng tình.

"Tôi nghĩ chúng tôi đã xử lý được rất nhiều thứ, từ COVID đến căng thẳng địa chính trị và mọi thứ khác", Bộ trưởng Tài chính Angola Vera Daves de Sousa nói. "Mỗi thách thức đều là cơ hội để chúng tôi tái tổ chức và học cách đối phó với nó".

Tin bài khác
Tài sản của tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương tăng vọt trong thập kỷ qua

Tài sản của tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương tăng vọt trong thập kỷ qua

Tài sản của các tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng ấn tượng 141% trong thập kỷ qua, với sự dẫn đầu của ngành công nghệ. Số lượng tỷ phú tại khu vực này cũng tăng nhanh nhất thế giới.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc phủ bóng lên thương mại và đầu tư với ASEAN

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc phủ bóng lên thương mại và đầu tư với ASEAN

Việc dỡ bỏ thiết quân luật tại Hàn Quốc không làm dịu đi tình hình chính trị căng thẳng tại đây, khi động thái luận tội Tổng thống đã gây lo ngại về khả năng gián đoạn thương mại và đầu tư với ASEAN.
Chủ tịch Fed kỳ vọng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Tổng thống Donald Trump

Chủ tịch Fed kỳ vọng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Tổng thống Donald Trump

Chủ tịch Fed lạc quan về mối quan hệ với chính quyền Tổng thống Donald Trump, đồng thời nhấn mạnh sự thận trọng trong điều chỉnh lãi suất khi thước đo lạm phát tăng.
Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo khi Tổng thống nước này ban bố và rút lại lệnh thiết quân luật chỉ trong vài giờ. Điều này đã gây chấn động chính trị, làm lung lay niềm tin vào thị trường tài chính.
Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục cho năm 2025, giữa bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.
ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN đang nỗ lực tiến vào kỷ nguyên năng lượng hạt nhân với công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ. Tuy nhiên, chuyên môn kỹ thuật và chi phí cao đang là những thách thức lớn đối với các quốc gia trong khu vực.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 ghi nhận phục hồi tích cực với chỉ số PMI đạt 50,3 điểm, vượt ngưỡng tăng trưởng. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này vẫn phải đối mặt với thách thức từ Mỹ và EU.
Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố áp thuế lên tới 271% đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này nhằm bảo vệ cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ trước các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng cường bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng thông qua công cụ chính sách mới, nhằm đảm bảo thanh khoản dồi dào trước làn sóng phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương.
Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump có thực sự hiệu quả?

Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump có thực sự hiệu quả?

Bộ Hiệu quả Chính phủ của Tổng thống Trump, do Elon Musk và Vivek Ramaswamy chỉ đạo, hướng tới cắt giảm chi tiêu lãng phí của chính quyền liên bang Mỹ. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã được đặt ra liên quan đến tính khả thi của sáng kiến này.
Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Việc ông Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống nhiệm kì 2 tác động khá tích cực đến nền kinh tế Mỹ cũng như mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế thế giới.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị cáo buộc hối lộ để cứu thỏa thuận năng lượng mặt trời. Vụ việc gây chú ý khi liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Powell có thể tạo ra căng thẳng về lãi suất giữa Nhà Trắng và Fed vào năm sau, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ thay đổi và áp lực chính sách gia tăng.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương

Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương

Trung Quốc thể hiện thiện chí đối thoại thương mại với Mỹ, sẵn sàng giải quyết và quản lý các khác biệt để thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương ổn định và lành mạnh.
Đồng USD tăng mạnh sau bầu cử Mỹ, châu Á đối mặt thách thức

Đồng USD tăng mạnh sau bầu cử Mỹ, châu Á đối mặt thách thức

Các quốc gia chịu ảnh hưởng sẽ phải đối mặt với tình trạng hàng xuất khẩu sang Mỹ rẻ hơn và chi phí nhập khẩu bằng đồng USD đắt đỏ hơn.