Thứ ba 20/05/2025 02:41
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Kinh tế ASEAN hưởng lợi nhờ thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu

Các nền kinh tế trong khu vực ASEAN có thể bổ trợ lẫn nhau bằng cách chuyên môn hóa trong các khâu khác nhau của chuỗi giá trị điện tử.
Kinh tế ASEAN hưởng lợi nhờ thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu
ASEAN hưởng lợi từ sự thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu.

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 6 tháng của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) vào thứ Hai (28/10), các quốc gia ASEAN chủ yếu đã được hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại sản phẩm điện tử giữa Mỹ và Trung Quốc, thông qua sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giúp nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu.

Theo đó, xuất khẩu hàng hóa toàn thế giới tiếp tục dao động quanh mức 20 đến 25% GDP toàn cầu từ năm 2018 đến 2023, sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bùng nổ. Con số này tương tự với giai đoạn trước đó từ năm 2009 đến 2017, nhưng đã xảy ra những thay đổi quan trọng về thành phần.

Thương mại song phương của Mỹ với Trung Quốc đã tiếp tục phân kỳ xa hơn với các đối tác thương mại khác trong những năm gần đây, sau một thời gian ngắn hội tụ trong thời kỳ đại dịch, theo MAS cho biết.

Trong nửa đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, và giảm khoảng 15% so với năm 2017. Ngược lại, tổng thể thương mại giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới đã tăng hơn 40% kể từ năm 2017.

Kinh tế ASEAN hưởng lợi nhờ thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu
Biểu đồ tổng kim ngạch thương mại của Mỹ qua các năm. Theo đó, thương mại song phương của Mỹ với Trung Quốc đã tiếp tục phân kỳ xa hơn với các đối tác thương mại khác trong những năm gần đây. (Ảnh: Hannah Kwah/BT).

Nhìn vào các nhóm hàng hóa chính, điện tử là yếu tố chính khiến thương mại song phương Mỹ-Trung giảm từ năm 2017 đến nửa đầu năm 2024. MAS cho biết: “Song song với đó, sự chuyển hướng thương mại đến các ‘quốc gia kết nối’ đã gia tăng trong chuỗi giá trị điện tử”.

Cơ quan này nhận định rằng, Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều hàng điện tử hơn sang các nước ASEAN như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, cũng như Ấn Độ; và nhập khẩu của Mỹ từ ASEAN và Ấn Độ cũng ghi nhận xu hướng tăng.

Vai trò trung gian

ASEAN và Ấn Độ hiện đang đóng vai trò trung gian, khi các công ty nước ngoài giảm rủi ro và theo đuổi chiến lược "Trung Quốc cộng một", MAS giải thích.

“Sự nổi lên của các nền kinh tế ‘kết nối’ bắt nguồn từ việc nhiều tập đoàn lớn toàn cầu áp dụng chiến lược chuỗi cung ứng kép”, cơ quan này nói tiếp. “Về cơ bản, các công ty này sản xuất tại Trung Quốc cho thị trường nội địa, và ngoài Trung Quốc cho phần còn lại của thế giới”.

Đây là sự chuyển đổi so với cách mà các tập đoàn đa quốc gia trước đây đã đầu tư vào sản xuất tại Trung Quốc, để phục vụ cả thị trường nội địa lẫn toàn cầu.

Đáng chú ý, MAS nhấn mạnh rằng, mặc dù giá trị đầu tư mới công bố trong ngành điện tử toàn cầu đã tăng gấp bốn lần, lên trung bình 200 tỷ USD trong giai đoạn 2021 đến 2023, từ mức của giai đoạn 2015 đến 2020, nhưng giá trị này nhìn chung đã có xu hướng giảm ở Trung Quốc.

Các nền kinh tế ASEAN và Ấn Độ, ngược lại, đã ghi nhận dòng vốn FDI đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện tử. Các công ty quốc tế như Foxconn, Samsung, LG Electronics và Apple đã mở rộng hoạt động, đầu tư lớn hoặc gia tăng sản xuất ở các quốc gia này.

Kinh tế ASEAN hưởng lợi nhờ thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu
Dòng vốn FDI của các công ty nước ngoài đang tăng mạnh vào ASEAN và Ấn Độ. (Ảnh: Hannah Kwah/BT).

Theo đó, các dòng vốn này đã thúc đẩy năng lực sản xuất của ASEAN và Ấn Độ, góp phần tăng cường xuất khẩu điện tử của họ.

Trong khi đó, Trung Quốc cung cấp các linh kiện điện tử trung gian cho các khu vực này để sản xuất thành sản phẩm cuối cùng. Thị phần của ASEAN và Ấn Độ trong xuất khẩu linh kiện điện tử trung gian của Trung Quốc đã tăng lên trong những năm gần đây, và kết quả là họ đã chiếm được thị phần lớn hơn trong nhập khẩu điện tử cuối cùng của Mỹ, theo MAS.

Cơ quan này bổ sung: “Giữa những tái cấu trúc thương mại này, châu Á vẫn giữ được vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị điện tử toàn cầu, với ASEAN đang ngày càng được chú ý”.

Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS
Các thị trường châu Á có thể “rung lắc” khi bầu cử Mỹ đến gần Các thị trường châu Á có thể “rung lắc” khi bầu cử Mỹ đến gần
Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc tiếp tục sụt giảm do áp lực giảm phát Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc tiếp tục sụt giảm do áp lực giảm phát

Đến năm 2023, thị phần của châu Á trong xuất khẩu điện tử toàn cầu vẫn không thay đổi nhiều so với năm 2015, vào khoảng 70%. Trong khi đó, ASEAN vào năm 2023 chiếm 18%, tăng năm điểm phần trăm so với cùng kỳ.

MAS cho biết, khu vực ASEAN có thể tiếp tục hưởng lợi bằng cách chuyên môn hóa trong các phần khác nhau của chuỗi giá trị. “Để tận dụng tối đa các cơ hội tăng trưởng mới, các nền kinh tế khu vực có thể tăng cường các hiệp định thương mại, tiếp tục cải cách cơ cấu và đầu tư vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, bao gồm việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Cách tiếp cận hợp tác này củng cố kết nối và hiệu quả khu vực, đưa ASEAN trở thành một nhân tố chủ chốt trong bối cảnh sản xuất và thương mại toàn cầu đang thay đổi”.

Tin bài khác
Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc vượt dự báo trong tháng 4/2025, nhưng tiêu dùng suy yếu và khủng hoảng bất động sản đang cản trở đà phục hồi kinh tế bền vững của Bắc Kinh.
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Bắc Kinh tuyên bố áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Mỹ, EU, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), động thái đáp trả căng thẳng thương mại với Washington.
Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Với 779,3 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, Vương quốc Anh đã vượt Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Washington, phản ánh vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của London.
Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ từ mức “Aaa” xuống “Aa1”, viện dẫn nợ công leo thang và thiếu giải pháp tài khóa bền vững, gây lo ngại trên thị trường toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đơn phương chỉ định thuế với từng quốc gia trong vài tuần tới, từ bỏ chiến lược đàm phán song phương do Washington thiếu nguồn lực và thời gian.
Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

GDP của Nhật Bản đã giảm 0,7% trong quý I/2025, vượt xa dự báo, giữa lúc tiêu dùng nội địa trì trệ và xuất khẩu sụt giảm, làm dấy lên lo ngại suy thoái kép nếu Mỹ siết thuế quan.
Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Mặc dù đã tạm gỡ trừng phạt với 28 công ty Mỹ, Trung Quốc vẫn giữ lệnh cấm xuất khẩu bảy kim loại đất hiếm chiến lược, một công cụ mặc cả quan trọng trong căng thẳng thương mại với Washington.
Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo kinh tế Mỹ cần thích ứng với thời kỳ lãi suất cao dài hạn, khi các cú sốc cung xảy ra thường xuyên và môi trường vĩ mô đã thay đổi đáng kể so với thập kỷ trước.
Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Từ dự án địa ốc, tiền điện tử đến quà tặng chính trị, chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Donald Trump làm nổi bật mối lo ngại về việc pha trộn giữa lợi ích cá nhân và chính sách đối ngoại.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Thỏa thuận giảm thuế 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra đợt “giải tỏa” ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng rủi ro thương mại và địa chính trị vẫn treo lơ lửng.
Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Từ những hợp đồng hàng tỷ USD đến việc “mượn” chuyên cơ hạng sang của hoàng gia Qatar, máy bay đang trở thành công cụ đắc lực trong chiến lược “ngoại giao thương mại”, giúp ông Trump tạo lợi thế trong đàm phán quốc tế.
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Dữ liệu CPI tháng 4/2025 tăng thấp nhất trong hơn 4 năm, cùng với việc thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt, Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025.
Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Chính quyền Tổng thống Donald Trump giảm thuế với hàng hóa “de minimis” từ Trung Quốc, đánh dấu bước nhượng bộ trong thỏa thuận 90 ngày nhằm tháo ngòi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Chính phủ Thái Lan đã gửi đề xuất tới Mỹ nhằm khởi động đàm phán thuế, cam kết thu hẹp thặng dư thương mại và tăng đầu tư để tránh bị áp thuế đối ứng 36%.
Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới, mở ra bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thương mại kéo dài.