Thứ ba 20/05/2025 05:12
Hotline: 024.355.63.010
Thương hiệu

Làm gì để các doanh nghiệp tham gia liên kết với các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

20/05/2022 15:23
Theo các số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam mới chỉ có hơn 300 doanh nghiệp thuần Việt là nhà cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Việt Nam không tham gia sâu được vào chuỗi giá trị sản xuất của cá

Các vấn đề đặt ra gồm, xuất khẩu của Việt Nam mặc dù rất đáng tự hào ngay trong đợt bùng phát dịch Covid-19 trong các năm 2020 và 2021, nhưng khối FDI lại chiếm tới trên 70% thành tích xuất khẩu nói trên.

Tiếp đến là lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung vẫn dựa trên lợi thế về giá cả do các ưu đãi và lợi thế truyền thống (chủ yếu là do các chính sách ưu đãi, miễn giảm và giá công nhân duy trì thấp trong các lĩnh vực sản xuất gia công - lắp ráp là chính) chứ không phải dựa vào nâng cao giá trị (nhất là giá trị gia tăng từ cấu phần sản xuất trong nước).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Cuối cùng là lợi thế so sánh của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu có nguy cơ bị tụt hậu trong bối cảnh áp lực cạnh tranh về sản xuất và thương mại quốc tế ngày càng gay gắt.

Theo kết quả nghiên cứu của VEPR, trong giai đoạn 2010-2019, Việt Nam có lợi thế so sánh (RCA) trong 9/20 nhóm ngành. Tuy nhiên, đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn lợi thế với 6 nhóm ngành; trong đó ngành duy nhất Việt Nam có sự gia tăng RCA là ngành điện tử, các ngành khác đều bị tụt thứ hạng lợi thế so sánh; trong đó có các lĩnh vực sản xuất truyền thống với sự tập trung khá lớn của khu vực FDI như dệt may, da giày, máy móc, gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Ngay cả lĩnh vực điện tử có sự gia tăng lợi thế so sánh, thì sự gia tăng này lại cũng phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam (mà cụ thể là Samsung). Cũng chính vì sự phụ thuộc các doanh nghiệp FDI, nên hầu hết các sản phẩm xuất khẩu đều có giá trị gia tăng lẫn độ phức tạp về sản phẩm không cao, công nghệ trung bình hoặc thấp, chuyên môn hoá thấp và có thể sản xuất bởi nhiều đối thủ cạnh tranh. Kết quả là những lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam cũng kém bền vững trong bối cảnh áp lực cạnh tranh quốc tế trong việc tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng khốc liệt.

Nếu có thể tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị và cả liên kết ngang trong các khu/cụm công nghiệp hiện có ở Việt Nam, thì chắc chắn doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều lợi ích to lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng và với hàm lượng công nghệ cao, cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất của mình, qua đó gia tăng TFP trong toàn bộ các ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài ra bản thân các doanh nghiệp nội khi tham gia vào các liên kết với các công ty đa quốc gia lớn thì còn học tập được về công nghệ, tiếp cận các tiêu chuẩn sản xuất và kinh doanh, thậm chí là bí quyết của các đối tác.

Để các doanh nghiệp tham gia liên kết với các chuỗi giá trị/sản xuất toàn cầu, việc quan trọng nhất là phải có những chính sách ở các cấp cao nhất, thể chế hoá các chương trình và chính sách nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia các doanh nghiệp nội địa vào chuỗi giá trị/sản xuất/cung ứng toàn cầu. Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đã khẳng định cần xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, trước hết là chi phí bất hợp lý phát sinh từ quản lý nhà nước;ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh. Cần có cơ chế hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp đầu chuỗi quan tâm tìm kiếm chuỗi cung ứng trong nước và tăng hàm lượng nội địa hóa; tiếp cận với quy trình, thủ tục đấu thầu, mua sắm của doanh nghiệp đầu chuỗi và được hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đầu chuỗi…

Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân có môi trường phát triển tốt hơn, cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh;tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm hoạt động, quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bản thân các doanh nghiệp tư nhân cũng cần phải tự đổi mới, thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ sức bắt tay với tập đoàn công nghệ quốc tế lớn để tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu.

H.A

Tin bài khác
Legamex tạm dừng gia công sau gần 40 năm hoạt động

Legamex tạm dừng gia công sau gần 40 năm hoạt động

Legamex – thương hiệu lâu đời ngành dệt may – tạm ngưng gia công do lỗ kéo dài, mất cân đối tài chính và khó khăn nội lực sau đại dịch.
Seres: “Tân binh” Trung Quốc vượt mặt BMW trên thị trường xe sang

Seres: “Tân binh” Trung Quốc vượt mặt BMW trên thị trường xe sang

Seres Group – hãng xe liên minh với Huawei – đã vượt BMW để dẫn đầu thị trường xe sang tại Trung Quốc, tái định nghĩa tiêu chuẩn mới trong kỷ nguyên ô tô điện thông minh.
Giải pháp kinh tế mới giúp người phụ nữ hiện đại chu toàn chi phí bảo vệ sức khỏe cho gia đình nhiều thành viên

Giải pháp kinh tế mới giúp người phụ nữ hiện đại chu toàn chi phí bảo vệ sức khỏe cho gia đình nhiều thành viên

Chi phí điều trị bệnh có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Vậy sẽ như thế nào nếu mỗi gia đình đều có một “sổ tiết kiệm sức khỏe” - một giải pháp mới giúp tiết kiệm chi phí điều trị đến 16 lần?
BIDV và EXIM Thái Lan đẩy mạnh hợp tác toàn diện

BIDV và EXIM Thái Lan đẩy mạnh hợp tác toàn diện

Ngày 16/5/2025, tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thái Lan) đã trao Thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Nước mát trao tay, tình người lan tỏa: Tử tế từ những điều nhỏ nhất

Nước mát trao tay, tình người lan tỏa: Tử tế từ những điều nhỏ nhất

Giữa những ngày hè nắng như đổ lửa, hình ảnh đội ngũ Long Châu đứng phát từng chai nước mát cho người đi đường đã trở thành điểm sáng tưới mát lòng người giữa phố phường oi ả.
Shein mở kho quy mô lớn tại Việt Nam, tận dụng lỗ hổng “de minimis”

Shein mở kho quy mô lớn tại Việt Nam, tận dụng lỗ hổng “de minimis”

Shein chuẩn bị mở kho quy mô lớn tại Việt Nam, diện tích gần 15 ha, để trung chuyển hàng sang Mỹ. Động thái này nằm trong chiến lược giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng có thể gây tổn hại cho nước ta.
Shopee triển khai giao hàng tới tủ nhận hàng, linh hoạt thời gian nhận cho người mua

Shopee triển khai giao hàng tới tủ nhận hàng, linh hoạt thời gian nhận cho người mua

Shopee ra mắt phương thức giao hàng tới tủ nhận hàng từ ngày 12/5/2025, giúp người tiêu dùng chủ động thời gian nhận đơn, giảm thiểu giao hàng thất bại.
Nissan lún sâu trong khủng hoảng, đối mặt thách thức xoay chuyển doanh số

Nissan lún sâu trong khủng hoảng, đối mặt thách thức xoay chuyển doanh số

Tân CEO Ivan Espinosa đối mặt áp lực cứu Nissan khỏi đà lao dốc doanh thu và lợi nhuận, trong bối cảnh hãng xe Nhật thiếu sản phẩm mới, bị siết thuế và để thua ngay trên sân nhà.
Giải mã sức hút của Dragon Ocean Đồ Sơn - bệ phóng đầu tư mới trên bản đồ bất động sản

Giải mã sức hút của Dragon Ocean Đồ Sơn - bệ phóng đầu tư mới trên bản đồ bất động sản

Hội tụ đủ các yếu tố tiên quyết mà các nhà đầu tư sành sỏi luôn tìm kiếm: từ lợi thế thiên nhiên, vị trí kết nối vùng đến tầm vóc kiến tạo, Dragon Ocean Đồ Sơn (Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng) đang nổi lên như một biểu tượng mới trên bản đồ bất động sản nghỉ dưỡng, một điển hình về đầu tư đúng đích, sinh lời mạnh mẽ.
Burberry phải thắt lưng buộc bụng: Khi “di sản” không còn là lá chắn

Burberry phải thắt lưng buộc bụng: Khi “di sản” không còn là lá chắn

Trước sức ép từ thị trường xa xỉ toàn cầu, Burberry lên kế hoạch cắt giảm 1.700 nhân sự – động thái quyết liệt dưới thời CEO Joshua Schulman nhắm tái cấu trúc công ty và tìm lại quỹ đạo tăng trưởng.
Samsung thực hiện thương vụ mua lại lớn nhất kể từ năm 2017

Samsung thực hiện thương vụ mua lại lớn nhất kể từ năm 2017

Việc Samsung mua lại FlaktGroup hứa hẹn sẽ giúp công ty cạnh tranh tốt hơn với đối thủ đồng hương LG Electronics và các hãng khác trên thị trường.
Tăng cường bảo vệ thương hiệu Yến sào Khánh Hòa

Tăng cường bảo vệ thương hiệu Yến sào Khánh Hòa

Yến sào Việt Nam nói chung và Yến sào Khánh Hòa nói riêng hiện đang đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng tràn lan, ảnh hưởng đến uy tín chất lượng của sản phẩm trước người tiêu dùng.
Amway Việt Nam ra mắt bộ giải pháp làm mờ đốm nâu lão hóa  Artistry Labs iIlluminating System

Amway Việt Nam ra mắt bộ giải pháp làm mờ đốm nâu lão hóa Artistry Labs iIlluminating System

Thương hiệu mỹ phẩm Artistry thuộc Tập đoàn Amway vừa chính thức ra mắt bộ giải pháp làm mờ đốm nâu lão hóa Artistry Labs Illuminating System. Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và thành phần dưỡng da tinh túy, bộ sản phẩm chuyên biệt giúp làm mờ đốm nâu, cải thiện sắc tố da và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, mang đến làn da rạng rỡ, đều màu và tươi trẻ hơn.
Google thay đổi logo chữ "G" sau gần một thập kỷ

Google thay đổi logo chữ "G" sau gần một thập kỷ

Logo mới mang lại cảm giác mềm mại và hiện đại hơn, đồng thời thể hiện sự nhất quán với ngôn ngữ thiết kế đang được Google áp dụng cho chatbot trí tuệ nhân tạo Gemini.
Cách GenZ làm chủ tài chính: Tay quẹt thẻ, tài khoản vẫn sinh lời

Cách GenZ làm chủ tài chính: Tay quẹt thẻ, tài khoản vẫn sinh lời

Gen Z, với sự am hiểu về công nghệ và tài chính đang thay đổi cách dùng tiền, tận dụng các chương trình miễn lãi khi tiêu dùng qua thẻ tín dụng cùng giải pháp Super Sinh Lời của VPBank.