Thứ ba 22/10/2024 03:47
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

21/10/2024 17:17
Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng nhận được sự ủng hộ để đối đầu với sự thống trị của USD và phương Tây trong nền kinh tế toàn cầu, khi động lực mở rộng khối đối trọng BRICS ngày càng tăng.
aa
Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS
Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS. (Ảnh: AP Photo).

Trong bối cảnh đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nga được kỳ vọng sẽ thuyết phục các đồng minh tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới thông qua một phương án thay thế đồng USD cho các khoản thanh toán toàn cầu. Theo đó, cuộc họp của các nền kinh tế mới nổi sẽ diễn ra tại thành phố Kazan của Nga, từ thứ Ba (22/10) đến thứ Năm (24/10).

Nga có khả năng chứng minh rằng mình không bị cô lập bởi các nỗ lực của phương Tây, và thuyết phục các thành viên khác trong nhóm cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu.

Sự mở rộng của khối đối trọng

BRICS, được thành lập vào năm 2009, ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi Nam Phi gia nhập một năm sau đó. Hiện nay, khối này đã có 10 thành viên, với 34 quốc gia khác đang xếp hàng chờ để được gia nhập. Các quốc gia thành viên của khối chiếm gần 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và khoảng 45% dân số thế giới.

Khi động lực nhằm mở rộng khối đối trọng này gia tăng, Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng ông sẽ có được sự ủng hộ để đối đầu với sự thống trị của phương Tây trong nền kinh tế toàn cầu.

“Tôi tin rằng, bằng cách hành động cùng nhau trong sự đoàn kết, chúng ta sẽ có thể phát huy tiềm năng của các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư, công nghệ và nhân lực, nhằm tăng cường tác động tích cực của BRICS đối với sự phát triển toàn cầu, và làm cho thế giới trở nên an toàn và hài hòa hơn”, ông nói.

Nỗ lực của ông Putin nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Nga vào đồng USD được thúc đẩy bởi các biện pháp trừng phạt toàn diện, mà các quốc gia phương Tây áp đặt sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022.

Các lệnh trừng phạt này, bao gồm động thái đóng băng dự trữ ngoại tệ và tài sản của Nga, đã gây khó khăn cho việc thanh toán thương mại của nước này.

Một thế lực thực sự hay chỉ là một diễn đàn?

Cụ thể hơn, Moscow hy vọng đề xuất thay thế hệ thống tài chính dựa trên đồng USD sẽ giải quyết được những vấn đề mà quốc gia này đang phải đối mặt. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, việc đạt được sự thống nhất về hầu hết các thách thức hiện vẫn còn là một trở ngại lớn đối với một khối có nhiều lợi ích khác nhau như BRICS. Họ cho rằng, chưa rõ có bao nhiêu quốc gia thực sự ủng hộ phương án thay thế này.

Phó Giáo sư Kirill Koktsyh thuộc khoa lý thuyết chính trị của Đại học MGIMO nhận định rằng, các thành viên BRICS, “với số lượng quốc gia hiện tại đã tăng gấp đôi”, phải tìm được tiếng nói chung về các vấn đề lớn, bao gồm cả hệ thống thanh toán thay thế.

Trong trường hợp phương án này không nhận được sự ủng hộ, Moscow có thể sẽ có kế hoạch khác.

Theo đó, Nga đề xuất một phương án tạm thời gọi là cầu nối thanh toán cho các giao dịch kỹ thuật số, được thực hiện bằng các đồng tiền quốc gia riêng lẻ không bị kiểm soát bởi phương Tây. Hệ thống này dựa vào việc kết nối các ngân hàng thương mại thông qua ngân hàng trung ương của các thành viên BRICS, và liên quan đến việc chuyển đổi các token kỹ thuật số được đảm bảo bởi đồng tiền quốc gia.

Ý tưởng này sẽ đảm bảo việc trao đổi an toàn các loại tiền tệ đó và tránh được nhu cầu sử dụng đồng USD làm cơ sở. Một số thành viên mới của BRICS, như Ai Cập, đang xem xét các quan hệ đối tác thanh toán song phương tương tự.

“Một số quốc gia BRICS đã bắt đầu các mô hình thanh toán song phương như vậy”, cựu Đại sứ Ai Cập tại Trung Quốc Magdy Amer cho biết, trích dẫn các quan hệ đối tác Nga - Trung và Nga - Ấn. “Tại Ai Cập, chúng tôi cũng đang bắt đầu với Trung Quốc. Đây là xu hướng hiện nay và là một bước đi quan trọng mà BRICS cần thực hiện.”
Bài liên quan
Tin bài khác
Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Theo đó, lãi suất cho vay trung bình một năm đã giảm xuống 3,10% từ mức 3,35%, trong khi lãi suất cho vay năm năm được hạ xuống 3,60% từ mức 3,85%.
Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử

Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử

Cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ việc tăng cường áp thuế quan một cách quyết liệt. Và kết quả của cuộc bầu cử có thể mang đến những hệ lụy sâu rộng cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Đông Nam Á.
Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế

Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức gần đây đã phát đi cảnh báo lợi nhuận, phản ánh sự yếu kém của nền kinh tế và nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Tập trung vào việc tạo việc làm trước các cuộc họp thường niên

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Tập trung vào việc tạo việc làm trước các cuộc họp thường niên

Ngân hàng Thế giới sẽ công bố kế hoạch giải quyết các vấn đề về tạo việc làm, chênh lệch giới tính và an ninh lương thực tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương thế giới tuần tới.
Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 18/10 đã công bố mức tăng trưởng GDP quý III đạt 4,6% so với cùng kỳ năm trước, vượt nhẹ so với mức kỳ vọng 4,5%.
Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Bệnh nhân đang đổ về khu vực ASEAN để tìm kiếm các phương pháp điều trị y tế thay thế, chất lượng cao, trong khi các công ty dược phẩm sinh học đang mở rộng sang những thị trường mới nổi.
Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Hiện tại, Nga đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập khỏi các thị trường toàn cầu.
Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái

Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái

Theo Morgan Stanley, nền kinh tế Mỹ dường như đang trên đà tăng trưởng, nhưng có hai yếu tố có thể phá vỡ dự báo không suy thoái của Phố Wall.
Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã công bố các biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở của thành phố, và gọi đây là “vấn đề được công chúng đặc biệt quan tâm”.
Ông Donald Trump sắp ra mắt tiền mã hóa mới trước thềm bầu cử 2024

Ông Donald Trump sắp ra mắt tiền mã hóa mới trước thềm bầu cử 2024

Việc ủng hộ tiền kỹ thuật số được coi là thay đổi lớn về quan điểm của Donald Trump. Trước đó, ông từng thừa nhận không có cảm tình với các loại tiền mã hóa.
Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Theo IMF, mức nợ công toàn cầu sẽ đạt 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới vào cuối năm 2024, và tiến gần mức 100% vào năm 2030.
Làn sóng đổi mới của các ngân hàng toàn cầu hướng đến môi trường

Làn sóng đổi mới của các ngân hàng toàn cầu hướng đến môi trường

JPMorgan Chase và Standard Chartered nằm trong số các ngân hàng lần đầu tiên cử đại diện tới tham dự hội nghị COP16 về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/10.
Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Sổ tay này tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, an ninh mạng, tài sản kỹ thuật số, công nghệ tài chính (FinTech), trò chơi và metaverse.
Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran

Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran

Phần lớn công suất dự trữ dầu mỏ của OPEC nằm ở khu vực vùng Vịnh, do đó nếu cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hay UAE bị tấn công, thế giới sẽ phải đối mặt với vấn đề về nguồn cung dầu.
Kịch bản nền kinh tế Mỹ “không hạ cánh” ngày càng trở nên rõ ràng

Kịch bản nền kinh tế Mỹ “không hạ cánh” ngày càng trở nên rõ ràng

Báo cáo lạm phát tháng 9 đã củng cố cho lập luận nền kinh tế Mỹ đang tiến gần hơn tới kịch bản "không hạ cánh", trong đó tăng trưởng vẫn tiếp tục nhưng đi kèm với nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại.