Thứ năm 24/10/2024 21:25
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Các nhà lãnh đạo BRICS thúc đẩy dự án tài chính, thương mại chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Nga

24/10/2024 17:36
Các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc nhóm BRICS đã đưa ra các dự án chung từ sàn giao dịch ngũ cốc đến hệ thống thanh toán xuyên biên giới tại Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở Nga vào thứ Tư (23/10).
aa
Các nhà lãnh đạo BRICS thúc đẩy dự án tài chính, thương mại chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Nga
Các nhà lãnh đạo BRICS thúc đẩy dự án tài chính, thương mại chung tại Hội nghị thượng đỉnh ở Nga. (Ảnh: AP).

Các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc nhóm BRICS đã đưa ra các dự án chung từ sàn giao dịch ngũ cốc đến hệ thống thanh toán xuyên biên giới tại hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở Nga vào thứ Tư (23/10). Nhóm này hiện đang chiếm 37% sản lượng kinh tế toàn cầu, và nhiều chuyên gia nhận định rằng ảnh hưởng của khối sẽ tiếp tục gia tăng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo BRICS giữa lúc căng thẳng với phương Tây về cuộc xung đột với Ukraine, cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của BRICS trong năm 2024/25 sẽ là 3,8%, so với mức tăng trưởng toàn cầu từ 3,2-3,3%.

"Xu hướng cho vai trò dẫn đầu của BRICS trong nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ ngày càng mạnh mẽ hơn", ông Putin phát biểu, đồng thời nêu ra các yếu tố quan trọng như tăng dân số, đô thị hóa, tích lũy vốn và tăng trưởng năng suất.

Thông cáo chung của Hội nghị thượng đỉnh, mang tên Tuyên bố Kazan, lên án các lệnh trừng phạt đơn phương áp đặt lên một số thành viên của nhóm, bao gồm Nga và Iran, khi cho rằng chúng gây thiệt hại cho những người nghèo nhất tại các quốc gia bị nhắm đến.

"Vì vậy, chúng tôi kêu gọi loại bỏ chúng", Tuyên bố Kazan nêu rõ.

Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã đề xuất việc tạo ra một sàn giao dịch ngũ cốc của BRICS, sau đó có thể mở rộng để giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu mỏ, khí đốt và kim loại. Tuyên bố Kazan đã hoan nghênh sáng kiến này.

"Các quốc gia BRICS là những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về ngũ cốc, cây họ đậu và hạt có dầu. Vì lý do này, chúng tôi đã đề xuất mở một sàn giao dịch ngũ cốc của BRICS", ông Putin chia sẻ với các nhà lãnh đạo.

Thanh toán xuyên biên giới

Ông Putin cũng bổ sung rằng, sàn giao dịch này "sẽ góp phần hình thành các chỉ số giá công bằng và có thể dự đoán được cho các sản phẩm và nguyên liệu, xét đến vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo an ninh lương thực".

"Việc thực hiện sáng kiến này sẽ giúp bảo vệ thị trường quốc gia khỏi sự can thiệp tiêu cực từ bên ngoài, đầu cơ, và những nỗ lực tạo ra sự khan hiếm lương thực nhân tạo", ông Putin cho biết.

Các nhà lãnh đạo khác cũng đã ủng hộ việc tạo ra một hệ thống thanh toán xuyên biên giới chung, giúp các quốc gia BRICS giao dịch với nhau mà không phải phụ thuộc vào hệ thống tài chính toàn cầu thống trị bởi đồng đô la.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cho rằng, đã đến lúc các quốc gia BRICS tạo ra các phương thức thanh toán thay thế. Ông cũng cho biết, Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của nhóm được thiết kế như một giải pháp thay thế cho các tổ chức Bretton Woods, mà ông gọi là đang thất bại như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Thủ tướng dự lễ đón các nhà lãnh đạo tại Hội nghị BRICS mở rộng Thủ tướng dự lễ đón các nhà lãnh đạo tại Hội nghị BRICS mở rộng
Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS
Cuộc bầu cử Mỹ đang tạo ra “sự bất ổn lớn” cho các thị trường Cuộc bầu cử Mỹ đang tạo ra “sự bất ổn lớn” cho các thị trường

Các đồng tiền địa phương

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, ông hoan nghênh các bước tiến hướng tới việc tích hợp tài chính của các quốc gia BRICS, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia BRICS tăng cường hợp tác tài chính và kinh tế.

Tuyên bố Kazan cũng kêu gọi thực hiện nghiên cứu khả thi về các sáng kiến khác của Nga, bao gồm hệ thống lưu ký BRICS Clear và hệ thống thanh toán chứng khoán, cùng một công ty tái bảo hiểm chung.

Trong bài phát biểu, ông Putin cũng kêu gọi thành lập một nền tảng đầu tư BRICS, tạo điều kiện cho các khoản đầu tư giữa các quốc gia BRICS và có thể được sử dụng để đầu tư vào các quốc gia khác ở Nam bán cầu.

Trái ngược với các tuyên bố trước đó từ các quan chức cấp cao Nga về sự cần thiết phải tìm giải pháp thay thế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tuyên bố Kazan đã nhấn mạnh vai trò của IMF, đồng thời kêu gọi cải cách thêm.

Ngoài ra, tuyên bố không đề cập đến sự thống trị của đồng đô la toàn cầu, một vấn đề thường được nêu ra trong nhiệm kỳ chủ tịch của Nga, cũng như không nhắc đến đồng tiền chung của BRICS và việc sử dụng tiền điện tử mà Nga đã đưa ra như một cách để bảo vệ thương mại khỏi các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

"Chúng tôi hoan nghênh việc sử dụng các đồng tiền địa phương trong các giao dịch tài chính giữa các quốc gia BRICS và các đối tác thương mại của họ", Tuyên bố Kazan khẳng định.
Tin bài khác
Cuộc bầu cử Mỹ đang tạo ra “sự bất ổn lớn” cho các thị trường

Cuộc bầu cử Mỹ đang tạo ra “sự bất ổn lớn” cho các thị trường

IMF cho biết, cuộc bầu cử tại Mỹ đang tạo ra “sự bất ổn lớn” cho các thị trường và các nhà hoạch định chính sách, do các ưu tiên thương mại khác biệt rõ rệt giữa các ứng cử viên.
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục là động lực tăng trưởng của thế giới

Nền kinh tế Mỹ tiếp tục là động lực tăng trưởng của thế giới

IMF cho biết vào hôm thứ Ba (22/10), nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục là động lực cho sự tăng trưởng toàn cầu trong phần còn lại của năm nay và năm 2025, nhờ vào chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ.
Xuất khẩu xe điện Trung Quốc sang EU tăng vọt trước khi áp dụng mức thuế mới

Xuất khẩu xe điện Trung Quốc sang EU tăng vọt trước khi áp dụng mức thuế mới

Lượng xe điện xuất khẩu sang khối đã đạt mức cao thứ hai trong lịch sử vào tháng trước, với việc các thành viên EU đã bỏ phiếu áp thuế lên đến 35% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc.
Thập kỷ vàng của chỉ số S&P 500 đã kết thúc

Thập kỷ vàng của chỉ số S&P 500 đã kết thúc

Goldman Sachs dự báo chỉ số S&P 500 sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 3% trong 10 năm tới. Con số này sẽ giảm đáng kể so với mức 13% của thập kỷ trước.
Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Theo đó, lãi suất cho vay trung bình một năm đã giảm xuống 3,10% từ mức 3,35%, trong khi lãi suất cho vay năm năm được hạ xuống 3,60% từ mức 3,85%.
Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử

Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử

Cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ việc tăng cường áp thuế quan một cách quyết liệt. Và kết quả của cuộc bầu cử có thể mang đến những hệ lụy sâu rộng cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Đông Nam Á.
Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế

Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức gần đây đã phát đi cảnh báo lợi nhuận, phản ánh sự yếu kém của nền kinh tế và nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Tập trung vào việc tạo việc làm trước các cuộc họp thường niên

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Tập trung vào việc tạo việc làm trước các cuộc họp thường niên

Ngân hàng Thế giới sẽ công bố kế hoạch giải quyết các vấn đề về tạo việc làm, chênh lệch giới tính và an ninh lương thực tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương thế giới tuần tới.
Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 18/10 đã công bố mức tăng trưởng GDP quý III đạt 4,6% so với cùng kỳ năm trước, vượt nhẹ so với mức kỳ vọng 4,5%.
Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Bệnh nhân đang đổ về khu vực ASEAN để tìm kiếm các phương pháp điều trị y tế thay thế, chất lượng cao, trong khi các công ty dược phẩm sinh học đang mở rộng sang những thị trường mới nổi.
Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Hiện tại, Nga đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập khỏi các thị trường toàn cầu.
Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái

Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái

Theo Morgan Stanley, nền kinh tế Mỹ dường như đang trên đà tăng trưởng, nhưng có hai yếu tố có thể phá vỡ dự báo không suy thoái của Phố Wall.
Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã công bố các biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở của thành phố, và gọi đây là “vấn đề được công chúng đặc biệt quan tâm”.
Ông Donald Trump sắp ra mắt tiền mã hóa mới trước thềm bầu cử 2024

Ông Donald Trump sắp ra mắt tiền mã hóa mới trước thềm bầu cử 2024

Việc ủng hộ tiền kỹ thuật số được coi là thay đổi lớn về quan điểm của Donald Trump. Trước đó, ông từng thừa nhận không có cảm tình với các loại tiền mã hóa.
Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Theo IMF, mức nợ công toàn cầu sẽ đạt 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới vào cuối năm 2024, và tiến gần mức 100% vào năm 2030.