Cuộc bầu cử tại Mỹ đang tạo ra “sự bất ổn lớn” cho các thị trường. |
Cuộc đấu quyết liệt giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị vốn đã căng thẳng, gây ra những bất ổn sâu sắc mà cho đến nay vẫn chưa được phản ánh trong các thị trường tài chính, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu công bố vào thứ Ba (22/10).
Khoảng cách đó đã tạo ra nguy cơ về một đợt biến động tiềm năng khác trên các thị trường toàn cầu, tương tự như đợt bán tháo bất ngờ vào hồi tháng 8.
“Chúng tôi lo ngại sẽ có căng thẳng giữa sự lạc quan trên thị trường và mức định giá trong thị trường” và “bối cảnh địa chính trị” trong và giữa các quốc gia “có thể dẫn đến những cú sốc tiếp theo”, ông Tobias Adrian, Giám đốc bộ phận tiền tệ và thị trường vốn của IMF, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11 tại Mỹ đại diện cho một ẩn số đối với các thị trường và các cơ quan giám sát kinh tế như IMF, do quy mô của nền kinh tế và tác động trực tiếp mà các chính sách của Mỹ có thể có đối với tài chính và thương mại toàn cầu.
Ông Adrian chỉ ra các chính sách thuế quan và công nghiệp, cũng như các biện pháp trả đũa tiềm năng, là một trong những rủi ro. Theo đó, ông Trump đã đe dọa sẽ áp đặt các mức thuế quan mới toàn diện đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng như với các đối tác thương mại khác.
Cảnh báo của IMF về rủi ro thị trường từ các cú sốc địa chính trị trái ngược với quan điểm của tổ chức về bức tranh kinh tế tổng thể, vốn có vẻ tích cực hơn. Quỹ này đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm tới trong một báo cáo riêng vào thứ Ba, và cảnh báo rằng các rủi ro suy giảm đang gia tăng, nhưng vẫn nhận thấy nền kinh tế thế giới đang đi đúng hướng để đạt được sự “hạ cánh mềm”.
Báo cáo về ổn định tài chính cũng nêu lên các rủi ro bao gồm mức nợ gia tăng, cũng như chính trị toàn cầu.
“Các điều kiện tài chính nới lỏng giúp ngăn chặn các rủi ro ngắn hạn, nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện cho sự tích lũy của các điểm yếu. Chẳng hạn như định giá tài sản cao, sự gia tăng nợ tư nhân và chính phủ trên toàn cầu, và việc sử dụng đòn bẩy gia tăng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, điều này làm tăng rủi ro đối với sự ổn định tài chính trong tương lai”, nghiên cứu của IMF cho biết.
Xuất khẩu xe điện Trung Quốc sang EU tăng vọt trước khi áp dụng mức thuế mới Lượng xe điện xuất khẩu sang khối đã đạt mức cao thứ hai trong lịch sử vào tháng trước, với việc các thành viên EU đã bỏ phiếu áp thuế lên đến 35% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc. |
Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng nhận được sự ủng hộ để đối đầu với sự thống trị của USD và phương Tây trong nền kinh tế toàn cầu, khi động lực mở rộng khối đối trọng BRICS ngày càng tăng. |
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục là động lực tăng trưởng của thế giới IMF cho biết vào hôm thứ Ba (23/10), nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục là động lực cho sự tăng trưởng toàn cầu trong phần còn lại của năm nay và năm 2025, nhờ vào chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ. |
Nghiên cứu này đã chỉ ra sự kiện hồi tháng 8, khi kỳ vọng về sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ của Mỹ và Nhật Bản đã dẫn đến việc thanh lý các vị thế giao dịch chênh lệch giá của đồng yên, khiến cổ phiếu Nhật Bản lao dốc và ảnh hưởng lan tỏa khắp các thị trường toàn cầu.
“Biến động thị trường vào đầu tháng 8 năm 2024, khi biến động trên thị trường chứng khoán tăng mạnh cả ở Nhật Bản và Mỹ, và giá tài sản toàn cầu giảm đáng kể đã cung cấp cái nhìn toàn cảnh về các phản ứng mạnh mẽ có thể xảy ra, khi các đợt biến động mạnh cộng hưởng với việc sử dụng đòn bẩy của các tổ chức tài chính để tạo ra các phản ứng thị trường phi tuyến tính, và đẩy nhanh các đợt bán tháo”, IMF cho biết trong báo cáo.