Thứ ba 20/05/2025 05:20
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Bệnh nhân đang đổ về khu vực ASEAN để tìm kiếm các phương pháp điều trị y tế thay thế, chất lượng cao, trong khi các công ty dược phẩm sinh học đang mở rộng sang những thị trường mới nổi.
Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc
Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc. (Ảnh: Internet).

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc, bệnh nhân và các công ty dược phẩm có một điểm chung – họ ngày càng coi Đông Nam Á là một khu vực trọng điểm. Theo đó, bệnh nhân đang đổ về khu vực này để tìm kiếm các phương pháp điều trị y tế thay thế, chất lượng cao trong khi các công ty dược phẩm sinh học đang mở rộng sang những thị trường mới nổi.

Du lịch y tế và sản xuất dược phẩm sinh học là những cơ hội tăng trưởng quan trọng cho các doanh nghiệp ở Trung Quốc và Đông Nam Á, khi du khách và các khoản đầu tư dược phẩm sinh học từ Trung Quốc chảy về ASEAN, theo nhận định của các chuyên gia y tế tại một hội thảo ở Hải Khẩu, Trung Quốc, vào thứ Tư (16/10).

Ông Buranut Limjitti, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách tiếp thị quốc tế, quảng cáo và quan hệ công chúng của tập đoàn chăm sóc sức khỏe tư nhân Bangkok Dusit Medical Services (BDMS) của Thái Lan, cho biết, những người tìm kiếm dịch vụ y tế từ Trung Quốc chọn đến Thái Lan không chỉ vì giá trị và chất lượng, mà còn vì các phương pháp điều trị chuyên biệt.

“Thay vì (bệnh nhân Trung Quốc) phải bay 18 giờ để đến Mỹ, chúng tôi thấy ngày càng nhiều người Trung Quốc đến đây để làm các kiểm tra sức khỏe đơn giản và hơn thế nữa”, ông nói. Tập đoàn này được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan, và tiếp nhận khoảng 2-3 triệu bệnh nhân quốc tế mỗi năm.

Các dịch vụ này bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm, chăm sóc ung thư, tim mạch và các liệu pháp chăm sóc sức khỏe, và BDMS có các trung tâm chuyên biệt cho từng dịch vụ này. Ví dụ, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công ty có các trung tâm chuyên về điều trị phòng ngừa và thuốc cá nhân hóa, với một số trung tâm nằm tại các khu nghỉ dưỡng trên khắp Thái Lan.

Ông Limjitti cho biết, các phương pháp điều trị này nhằm ngăn ngừa bệnh tật và giúp người dân duy trì sức khỏe trước khi trở thành bệnh nhân, và đang ngày càng phổ biến hơn do các vấn đề như căng thẳng công việc cao dẫn đến mất ngủ hoặc rụng tóc.

Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc
Phiên thảo luận Unlocking Healthcare Opportunities trong khuôn khổ Diễn đàn Đầu tư Song phương Đông Nam Á CGS 2024. (Ảnh: CGS International).

Nhu cầu về giá cả hợp lý

Bên cạnh bệnh nhân Trung Quốc, các nhà sản xuất dược phẩm sinh học từ nước này cũng đang hướng tới cơ hội tại Đông Nam Á.

Bà Pu từ Lepu Medical cho biết, Đông Nam Á là một thị trường lớn và tập đoàn đang cố gắng nội địa hóa sản xuất một số thiết bị bằng cách hợp tác với các công ty dược phẩm địa phương. Công ty này xuất khẩu các thiết bị của mình đến các thị trường trong khu vực bao gồm Thái Lan và Việt Nam, sau khi bước vào thị trường này vào năm ngoái. Ngoài ra, bà cũng lưu ý rằng, sản phẩm phải có “giá tốt” để cạnh tranh được trong ngành dược phẩm sinh học.

Điều này được củng cố bởi báo cáo của McKinsey về tác động của Trung Quốc lên ngành công nghiệp dược phẩm toàn cầu đến năm 2028, cho biết rằng, đổi mới của Trung Quốc sẽ “có khả năng được đón nhận tốt hơn” tại các nền kinh tế đang phát triển như Đông Nam Á.

Khu vực này là một nơi “có dân số đông”, nơi việc tiếp cận các loại thuốc tiên tiến “vẫn bị hạn chế bởi chi phí và các yếu tố khác”, báo cáo nêu chi tiết.

Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái
Các thành phố lớn của Việt Nam lọt vào danh sách đắt đỏ nhất ở Đông Nam Á do giá nhà ở tăng cao Các thành phố lớn của Việt Nam lọt vào danh sách đắt đỏ nhất ở Đông Nam Á do giá nhà ở tăng cao
Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Tuy nhiên, để thâm nhập vào các quốc gia khác nhau trong ASEAN, sẽ cần có các loại hình hợp tác khác nhau. Ví dụ, việc mua lại một công ty ở Thái Lan hoặc Malaysia sẽ hiệu quả về chi phí hơn, trong khi các liên doanh là lựa chọn phổ biến tại Indonesia, bà Pu chia sẻ.

“Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập một công ty liên doanh tại Indonesia để sản xuất thuốc… chủ yếu là các sản phẩm cao cấp”, bà nói thêm.

Tin bài khác
Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc vượt dự báo trong tháng 4/2025, nhưng tiêu dùng suy yếu và khủng hoảng bất động sản đang cản trở đà phục hồi kinh tế bền vững của Bắc Kinh.
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Bắc Kinh tuyên bố áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Mỹ, EU, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), động thái đáp trả căng thẳng thương mại với Washington.
Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Với 779,3 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, Vương quốc Anh đã vượt Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Washington, phản ánh vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của London.
Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ từ mức “Aaa” xuống “Aa1”, viện dẫn nợ công leo thang và thiếu giải pháp tài khóa bền vững, gây lo ngại trên thị trường toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump hủy bỏ đàm phán, chuyển sang “chỉ định thuế"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đơn phương chỉ định thuế với từng quốc gia trong vài tuần tới, từ bỏ chiến lược đàm phán song phương do Washington thiếu nguồn lực và thời gian.
Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

GDP của Nhật Bản đã giảm 0,7% trong quý I/2025, vượt xa dự báo, giữa lúc tiêu dùng nội địa trì trệ và xuất khẩu sụt giảm, làm dấy lên lo ngại suy thoái kép nếu Mỹ siết thuế quan.
Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Mặc dù đã tạm gỡ trừng phạt với 28 công ty Mỹ, Trung Quốc vẫn giữ lệnh cấm xuất khẩu bảy kim loại đất hiếm chiến lược, một công cụ mặc cả quan trọng trong căng thẳng thương mại với Washington.
Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo kinh tế Mỹ cần thích ứng với thời kỳ lãi suất cao dài hạn, khi các cú sốc cung xảy ra thường xuyên và môi trường vĩ mô đã thay đổi đáng kể so với thập kỷ trước.
Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Từ dự án địa ốc, tiền điện tử đến quà tặng chính trị, chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Donald Trump làm nổi bật mối lo ngại về việc pha trộn giữa lợi ích cá nhân và chính sách đối ngoại.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Thỏa thuận giảm thuế 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra đợt “giải tỏa” ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng rủi ro thương mại và địa chính trị vẫn treo lơ lửng.
Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Từ những hợp đồng hàng tỷ USD đến việc “mượn” chuyên cơ hạng sang của hoàng gia Qatar, máy bay đang trở thành công cụ đắc lực trong chiến lược “ngoại giao thương mại”, giúp ông Trump tạo lợi thế trong đàm phán quốc tế.
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Dữ liệu CPI tháng 4/2025 tăng thấp nhất trong hơn 4 năm, cùng với việc thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt, Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025.
Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Chính quyền Tổng thống Donald Trump giảm thuế với hàng hóa “de minimis” từ Trung Quốc, đánh dấu bước nhượng bộ trong thỏa thuận 90 ngày nhằm tháo ngòi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Chính phủ Thái Lan đã gửi đề xuất tới Mỹ nhằm khởi động đàm phán thuế, cam kết thu hẹp thặng dư thương mại và tăng đầu tư để tránh bị áp thuế đối ứng 36%.
Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới, mở ra bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thương mại kéo dài.