Doanh nghiệp công nghệ số cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Vietnam"

14:05 02/12/2020

Khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thị trường gần 100 triệu người và các bài toán đặc thù của Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính, tài nguyên, môi trường… chính là tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam lớn mạnh và vươn ra thế giới…

Theo dự thảo đề án Chiến lược quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số và đến năm 2030, con số này là 100.000.
Theo dự thảo đề án Chiến lược quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số và đến năm 2030, con số này là 100.000. (Ảnh: Internet)

Còn nhiều khó khăn, rào cản

Theo định nghĩa cơ bản, doanh nghiệp công nghệ số là quá trình DN thay đổi cách thức quản lý, điều hành quá trình sản xuất từ phương pháp truyền thống sang phương thức ứng dụng công nghệ một cách toàn diện.

Theo mô hình của một số nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các DN công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 DN công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

Hiện nay, nhiều DN Việt Nam đã quen với khái niệm về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và bắt đầu đẩy nhanh hơn tốc độ số hóa, tuy nhiên họ cũng đang gặp không ít khó khăn trong vấn đề này.

Một khó khăn điển hình là thị trường đang thiếu những đơn vị tư vấn tổng thể chiến lược về ứng dụng công nghệ 4.0 trong tất cả các hoạt động của DN. Điều này dẫn tới các DN vẫn đang phải loay hoay trong việc đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến như: “Chúng tôi biết được tầm quan trọng của công nghiệp 4.0, nhưng DN đang không biết bắt đầu từ đâu? Thực hiện số hóa cái gì trước? Cái gì sau? Nên lựa chọn những ứng dụng công nghệ nào cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp, theo từng đặc thù của lĩnh vực ngành...”.

Khó khăn thứ hai là các DN đang phải đối mặt đó là những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, tác động nhiều tới chiến lược đầu tư công nghệ 4.0 của DN trong thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp buộc phải cân nhắc kỹ các khoản đầu tư ngoài những chi phí vận hành bắt buộc. 

(Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, thực tế đã có một số DN biết chuyển hóa khó khăn thành cơ hội, tận dụng tốt thời điểm thị trường có sự chùng xuống, mạnh dạn đầu tư, nâng cấp các hệ thống quản trị, hệ thống công nghệ tăng năng suất lao động và đặc biệt là áp dụng các ứng dụng bán hàng online, làm việc online, tương tác với khách hàng online...

Nói thêm về những khó khăn, rào cản mà các DN phải đối mặt, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội  cho biết: các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%); thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%).

Hiện số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm khoảng 98%, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất còn thấp. Khó khăn đặt ra là nguồn nhân lực công nghệ khan hiếm, cạnh tranh nguồn lực cao. Cùng với đó là chi phí đầu tư nghiên cứu, chi phí hạ tầng cao; tốc độ phát triển công nghệ nhanh và áp lực cho công nghệ thay thế…

Ở Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc), chuyển đổi số trong nền kinh tế Việt Nam đã không chỉ dừng lại ở các ngành bán lẻ, thương mại điện tử hay thông tin - truyền thông mà trong 1-2 năm gần đây nó xuất hiện mạnh mẽ trong đa ngành: tài chính - ngân hàng, giáo dục, du lịch, y tế và chăm sóc sức khỏe. Vì thế có thể nói toàn nền kinh tế đang cùng nhau chuyển mình mạnh mẽ để theo đuổi cuộc cách mạng 4.0 này.

Nhiều DN chuyên về cung cấp nền tảng kết nối việc làm và đào tạo trực tuyến chia sẻ, kể từ khi có dịch COVID- 19, lượng khách hàng tăng lên rõ rệt cho thấy sự quan tâm của các đối tác doanh nghiệp trong sử dụng giải pháp trực tuyến.(Ảnh: Internet)

Ông Hoàng Viết Tiến, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, cũng cho rằng khó khăn đặt ra là nguồn nhân lực công nghệ khan hiếm, cạnh tranh nguồn lực cao. Cùng với đó là chi phí đầu tư nghiên cứu, chi phí hạ tầng cao; tốc độ phát triển công nghệ nhanh và áp lực cho công nghệ thay thế…

Trong khi đó, ở một góc độ khác, ông Phạm Ngọc Thức, Giám đốc Vận hành Công ty cổ phẩn Công nghệ phần mềm OOS (OOS Software), một đơn vị chuyên cung cấp phần mềm quản trị nguồn lực cho doanh nghiệp cho biết, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới, bắt đầu có những ứng dụng công nghệ mạnh mẽ vào cả 3 khu vực trọng điểm.

Thứ nhất, nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay đã giúp DN tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhanh hơn, hiệu quả hơn, tăng tính tương tác và khả năng chốt đơn hàng.

Thứ hai, các hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của DN (core business) theo từng lĩnh vực hoạt động, như với doanh nghiệp ngân hàng-tài chính thì đó là các giải pháp Core Banking, Core tài chính, Core bảo hiểm. Với các DN sản xuất thì đó là các giải pháp tăng hiệu quả quản lý sản xuất. Với các doanh nghiệp kinh doanh đất động sản, dịch vụ du lịch-nghỉ dưỡng thì đó là các giải pháp công nghệ hướng tối việc tối ưu vận hành các dự án, khai thác các khu nghỉ dưỡng, du lịch, tiết kiệm chi phí…

(Ảnh: Internet)

Khu vực cuối cùng đó là các ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý nội bộ của doanh nghiệp từ tài chính-kế toán, nhân sự, kho vận, hậu cần, văn phòng điện tử…, giúp quá trình làm việc nội bộ doanh nghiệp trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Rất nhiều phần mềm ứng dụng công nghệ Cloud, Robotic, Big Data...đã được cung cấp rộng rãi, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với công nghệ, sử dụng đơn giản hơn, không phải đầu tư hạ tầng, nhân sự vận hành và tiết kiệm rất nhiều sức lao động cho các công việc lặp đi lặp lại.

Nhiều DN chuyên về cung cấp nền tảng kết nối việc làm và đào tạo trực tuyến chia sẻ, kể từ khi có dịch COVID- 19, lượng khách hàng tăng lên rõ rệt cho thấy sự quan tâm của các đối tác doanh nghiệp trong sử dụng giải pháp trực tuyến.

Theo ông Phạm Ngọc Thức, nhiều DN hiện nay đã chủ động hơn rất nhiều trong việc tìm hiểu và áp dụng công nghiệp 4.0, nhưng vẫn đang xảy ra tình trạng phổ biến là “cứ làm vì thấy hay, thấy đơn vị khác đã làm và làm sai đến đâu thì sửa tới đó”. Điều này cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ công nghiệp 4.0 thành công của doanh nghiệp Việt Nam bởi vì tổng chi phí về tiền bạc, thời gian và nhân lực của doanh nghiệp khi áp dụng công nghệ 4.0 cũng không hề nhỏ.

Phải tạo đột phá trong thực hiện chiến lược

Dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật…), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, chính phủ điện tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số. 

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và quan tâm đầu tư các cơ sở hạ tầng quan trọng, phát triển ngành công nghệ thông tin - truyền thông
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và quan tâm đầu tư các cơ sở hạ tầng quan trọng, phát triển ngành công nghệ thông tin - truyền thông. (Ảnh: Internet)

Do đó, phát triển các DN ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số - các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hoá các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và quan tâm đầu tư các cơ sở hạ tầng quan trọng, phát triển ngành công nghệ thông tin - truyền thông, thúc đẩy thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển thịnh vượng.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có 100.000 DN công nghệ số. Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2020.

Bốn loại DN công nghệ số cần tập trung phát triển, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, gồm có: Các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi; Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất; Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số. 

Ngoài sự chủ động tự tin của các DN, thì vai trò nhà nước tạo dựng chính sách thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp số phát triển cũng rất quan trọng, đặc biệt, hỗ trợ bằng cơ chế rộng mở để doanh nghiệp phát huy năng lực, sáng tạo của mình.
Ngoài sự chủ động tự tin của các DN, thì vai trò nhà nước tạo dựng chính sách thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp số phát triển cũng rất quan trọng, đặc biệt, hỗ trợ bằng cơ chế rộng mở để doanh nghiệp phát huy năng lực, sáng tạo của mình.. (Ảnh: Internet)

Theo các chuyên gia, lợi thế của các DN Việt Nam chính là nguồn nhân lực trẻ, đội ngũ kỹ sư có nhiều tiềm năng được đào tạo tốt, chi phí rẻ so với mặt bằng chung của khu vực, nhiều người Việt đang làm ở các tập đoàn công nghệ lớn đã sẵn sàng về Việt Nam khởi nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn được nhiều DN phản ánh chính là rào cản về các thủ tục hành chính. Ông Trần Quốc Dũng - Giám đốc Công ty CP Ominext cho biết: “Về công nghệ chúng tôi có thể giải quyết được bài toán nhưng về chính sách phải nhờ các cơ quan quản lý nhà nước vào tham gia hỗ trợ”. Còn ông Lữ Thành Long – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chia sẻ: “Tôi nghĩ là không có một chính sách nào tuyệt vời hơn là Chính phủ phải là một thị trường chi tiêu, làm bệ đỡ để giúp cho doanh nghiệp công nghệ đứng vững để có thể bước chân ra thế giới”.

Ngoài sự chủ động tự tin của các DN, thì vai trò nhà nước tạo dựng chính sách thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp số phát triển cũng rất quan trọng, đặc biệt, hỗ trợ bằng cơ chế rộng mở để doanh nghiệp phát huy năng lực, sáng tạo của mình.

Theo đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam, đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cũng như các DN cung cấp giải pháp công nghệ, cần tăng cường hỗ trợ, và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp khi triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của doanh nghiệp. Khuyến khích xây dựng các giải pháp công nghệ cho DN, áp dụng được diện rộng. Đồng thời có chính sách hợp tác với các công ty phần mềm quốc tế để cập nhật các xu hướng và công nghệ mới, có chính sách sử dụng các phần mềm quốc tế với chi phí ưu đãi cho doanh nghiệp. Với các dịch vụ có tính công nghệ cao, được áp dụng miễn phí, ưu đãi về thuế để DN sẵn sàng đầu tư dài hạn…

Gia Minh