Triết lý sống của tỷ phú người Nhật Bản Kazuo Inamori

16:04 15/07/2024

Tỷ phú Kazuo Inamori, CEO tập đoàn lớn thứ 5 Nhật Bản KDDI được mệnh danh là "ông hoàng kinh doanh". Ông đã chia sẻ với thế hệ trẻ 2 triết lý sống quan trọng và cảnh báo rằng, xu hướng hưởng thụ chỉ mang lại niềm vui thoáng qua, không bền vững.

Ảnh minh họa
Ông Kazuo Inamori cho rằng cần chăm sóc nhân viên để cải thiện hoạt động của công ty.

 "Nếu muốn có trứng, hãy chăm sóc gà mẹ"

Tỷ phú Kazuo Inamori từng chia sẻ rằng, đối với ông, niềm vui thực sự đến từ quá trình lao động. Dù việc bỏ bê công việc để giải trí có thể mang lại niềm vui tạm thời, nhưng niềm vui đó không thể tồn tại vĩnh viễn. Bởi không có niềm vui nào lớn hơn quá trình làm việc chăm chỉ, vượt qua khó khăn và tự mình tạo ra thành quả xứng đáng.

Những trải nghiệm này được ông Kazuo Inamori đúc kết và chia sẻ trong nhiều năm hoạt động kinh doanh. Thay vì ép buộc công nhân tạo ra sản phẩm tốt nhất, ông khuyến khích họ hướng tới sự hoàn hảo. Ông nổi tiếng không chỉ vì những thành tựu kinh doanh đáng nể mà còn bởi quan điểm sống lý tưởng. Thậm chí, trang web của Kyocera Nhật Bản đã liệt kê 46 cuốn sách mà ông Kazuo Inamori viết hoặc đồng tác giả, xoay quanh quản lý và triết học, thu hút sự quan tâm của hàng nghìn sinh viên.

Ảnh minh họa
Xu hướng nghỉ việc trở nên thịnh hành nhưng nhà tỷ phú Inamori khẳng định chúng nhất thời, không bền vững.

"Học cách yêu thích công việc"

Một cuộc khảo sát của Gallup cho thấy quá nửa trong số 15.000 công nhân tại Mỹ không còn hứng thú với công việc, đặc biệt là thế hệ trẻ. ResumeBuilder.com cũng chỉ ra 21% lao động Mỹ đã ngừng cống hiến do không tìm được niềm vui trong công việc.

Vì vậy, tại công ty của mình, tỷ phú Inamori khuyên người quản lý nên quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận để tránh phá vỡ mối quan hệ giữa lãnh đạo và công nhân.

Tỷ phú người Nhật nhấn mạnh rằng, người lao động không phải là công cụ dễ dàng bị thay thế hay loại bỏ khi không còn giá trị. Lãnh đạo doanh nghiệp cần làm việc chăm chỉ hơn nhân viên, sẵn sàng đồng hành và thậm chí ngủ trên sàn nhà máy nếu cần. Đối với Inamori, đây không chỉ là lời nói suông. Ông đã nỗ lực duy trì nhân công và chống lại việc tái cơ cấu khi công ty gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.

Khôi Nguyên (t/h)