Thứ tư 15/01/2025 11:51
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Góc nhìn Chuyên gia

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Tăng thuế rượu bia lên 100% từ năm 2030

01/09/2024 08:00
TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM), đề xuất Cơ quan soạn thảo cần có đánh giá toàn diện việc tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia tác động tới tới các ngành khác trong nền kinh tế.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong năm nay, dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội thảo luận vào Kỳ họp tháng 10 và thông qua vào Kỳ họp tháng 5/2025. Một trong những điểm nổi bật của dự thảo này là việc tăng dần thuế suất đối với rượu, bia từ năm 2026, với mức thuế lên đến 100% vào năm 2030.

Cụ thể, dự thảo đưa ra hai phương án đánh thuế đối với rượu bia, trong đó Bộ Tài chính ưu tiên phương án 2. Theo đó, rượu có độ cồn từ 20 độ trở lên sẽ chịu thuế 80% vào năm 2026 và tăng dần lên 100% vào năm 2030, trong khi rượu dưới 20 độ sẽ bị đánh thuế từ 50%, sau đó tăng lên tối đa 70%.

Đối với bia, thuế suất cũng sẽ tăng từ 80% đến 100%.

Theo TS. Nguyễn Minh Thảo, mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, từ đó tác động đến sản xuất và hướng tới bảo vệ sức khỏe, môi trường. Đồng thời, mục tiêu sau cùng là thu ngân sách Nhà nước. Dựa trên mục tiêu này, bà Thảo ủng hộ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia để điều chỉnh hành vi tiêu dùng, đặc biệt là đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe khi lạm dụng.

Tuy nhiên, bà Thảo cũng lưu ý rằng bất kỳ chính sách nào khi ban hành đều cần được đánh giá toàn diện từ nhiều khía cạnh, và cho rằng quá trình đánh giá tác động của dự thảo lần này còn sơ sài, chưa làm rõ được những ảnh hưởng thực sự của quy định mới.

Theo bà Thảo, các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực tại Việt Nam thường có tầm nhìn dài hạn, thậm chí vài chục năm. Việc thay đổi chính sách đối với một ngành sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp trong ngành đó, đồng thời ảnh hưởng đến các ngành liên quan.

Từ góc nhìn khách quan, bà Thảo cho biết: “Việc tăng thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia có thể tác động gián tiếp tới 24 ngành hàng trong nền kinh tế. Hiện nay, Cơ quan soạn thảo vẫn chưa đưa ra được đánh giá tác động của việc tăng thuế tới các ngành kinh tế khác, bao gồm cả dịch vụ lưu trú, ăn uống… “.

Do đó, các nhà đầu tư trong những lĩnh vực khác cũng sẽ xem xét rủi ro thông qua chính sách này. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư của nền kinh tế, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá tác động toàn diện để đưa ra chính sách hợp lý, củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Bà Thảo ủng hộ việc áp dụng lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn từ năm 2027, nhưng lưu ý rằng việc tăng thuế hàng năm sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc dự báo và thích nghi. Bà đề xuất xem xét tăng thuế vào năm 2027 và sau đó tăng tiếp vào năm 2029.

Để đảm bảo cơ sở khoa học cho việc tăng thuế, chuyên gia đề xuất cần đánh giá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp và xác định mức độ thu hẹp sản xuất mà vẫn duy trì việc làm và góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, cần xác định ngưỡng mà doanh nghiệp có thể chịu đựng trước khi đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phá sản, từ đó tính toán mức tăng thuế và lộ trình tăng hợp lý. Đồng thời, chuyên gia cũng kiến nghị Nhà nước thực hiện thêm các biện pháp bổ sung, trong đó việc tăng cường tuyên truyền là đặc biệt quan trọng. Mục tiêu là giúp người tiêu dùng nhận thức rõ tác hại của việc lạm dụng rượu bia, từ đó tự điều chỉnh hành vi tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe.

Báo cáo từ Hiệp hội Bia, rượu và nước giải khát Việt Nam, cho biết các nhà máy sản xuất bia, rượu đang đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 60.000 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, ngành này có tới hàng triệu lao động đang làm trực tiếp trong các nhà máy và các chuỗi ngành hàng liên quan (logistics, dịch vụ…).

An Thảo

Bài liên quan
Tin bài khác
TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

Trao đổi với phóng viên, TS. Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, tôi có niềm tin Chính phủ sẽ sớm quyết định cho khởi động Dự án Khai thác và Tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, không thể để nguồn tài nguyên lớn của đất nước nằm im mãi…
Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án mà là một chiến lược mang tính bước ngoặt, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, đầu tư mạnh mẽ và hợp tác toàn diện giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng quốc tế, theo ông Richard McClellan, Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair.
Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương. Năm 2025 được dự báo sẽ là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều biến động,
TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho biết năm 2025 sẽ là một năm đầy thử thách đối với thị trường tín dụng Việt Nam, với các yếu tố tác động từ cả bên ngoài lẫn nội tại nền kinh tế.
TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

Theo ông Trần Xuân Lượng - Tiến sĩ chuyên ngành bất động sản – Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, định giá đất không chính xác, sai lệch do thiếu cơ sở dữ liệu.
TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang thiếu hụt khu công nghiệp xanh trong khi nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh ngày càng lớn.
"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

Liệu "thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách chúng ta sống và làm việc không? Câu trả lời là có, và những thay đổi này có thể sâu rộng và đa dạng.
Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

"Tôi tin rằng kinh tế số có thể đạt được mục tiêu đóng góp 30% GDP vào năm 2030 nếu có những thay đổi mạnh mẽ và toàn diện.", theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT.
Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn năm 2025

Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn năm 2025

Nhân dịp bước sang năm 2025, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings, đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập những đánh giá về tình hình thị trường vốn Việt Nam trong năm 2024, xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn trong năm 2025, đó là tăng trưởng tín dụng và sự phát triển của trái phiếu xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Giá nhà Việt Nam cao gấp đôi so với thế giới

TS. Cấn Văn Lực: Giá nhà Việt Nam cao gấp đôi so với thế giới

Theo TS. Cấn Văn Lực, giá nhà ở Việt Nam cao gấp đôi so với thế giới, cần tăng cung và tháo gỡ vướng mắc để ổn định thị trường, giảm áp lực cho người dân.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá nhà ở Việt Nam quá cao so với thu nhập

TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá nhà ở Việt Nam quá cao so với thu nhập

Theo Chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, giá nhà ở Việt Nam hiện đã gấp khoảng 60 năm thu nhập của người lao động.
Ông Hoàng Nam Tiến: “Nhân tài Việt chỉ trở về khi được trao bài toán xứng đáng”

Ông Hoàng Nam Tiến: “Nhân tài Việt chỉ trở về khi được trao bài toán xứng đáng”

Theo ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học FPT, ngoài chính sách đãi ngộ, trí thức hàng đầu sẽ trở về cống hiến khi được trao những bài toán lớn, xứng tầm với năng lực và khát vọng.
TS. Nguyễn Minh Phong: Căn hộ dịch vụ tiện ích sẽ phát triển mạnh mẽ

TS. Nguyễn Minh Phong: Căn hộ dịch vụ tiện ích sẽ phát triển mạnh mẽ

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho rằng xu hướng căn hộ dịch vụ cao cấp sẽ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại các thành phố lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiện ích chất lượng.
Ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng: Cần giám sát hợp nhất Tập đoàn tài chính

Ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng: Cần giám sát hợp nhất Tập đoàn tài chính

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, những thách thức trong việc giám sát các tập đoàn tài chính, nguy cơ từ việc thao túng ngân hàng và giải pháp giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ Singapore

Kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ Singapore

Trong một cuộc trao đổi gần đây, ông Yayren Teo, Giám đốc Điều hành Mạng lưới Khởi nghiệp Singapore (GEN Singapore), đã chia sẻ những kinh nghiệm về việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.