Quảng Ngãi triển khai giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023

09:17 17/10/2023

Để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ công tác 3 tháng cuối năm 2023, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục bám sát và quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó tập trung nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh diễn ra trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công thế giới đã tăng lên mức kỷ lục, bất ổn địa chính trị, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng gia tăng.

-	Tổng sản phẩm GRDP tăng 1,87%; trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,95%, công nghiệp - xây dựng tăng 0,3%, dịch vụ tăng 6,04%
Quảng Ngãi với tổng sản phẩm GRDP tăng 1,87%; trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,95%, công nghiệp - xây dựng tăng 0,3%, dịch vụ tăng 6,04%.

Trong nước, hầu hết các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 so với trước đây do ảnh hưởng của suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; sự tham gia chủ động, tích cực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, KT-XH của tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi bật là:

Tổng sản phẩm GRDP tăng 1,87%; trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,95%, công nghiệp - xây dựng tăng 0,3%, dịch vụ tăng 6,04%; thu từ trợ cấp sản phẩm giảm 2,88% (trong quí III/2023, GRDP tăng 3,36%; trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,94%, công nghiệp - xây dựng tăng 4,58%, dịch vụ tăng 6,19%; thu từ trợ cấp sản phẩm giảm 1,53%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 8,7%; nhập khẩu giảm 4,2%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,5%; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước đạt 18.267 tỷ đồng, đạt 78% dự toán Trung ương giao.  Ước đến ngày 30/9/2023, giải ngân tổng các nguồn vốn khoảng 4.230 tỷ đồng, bằng 62,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức sôi nổi, nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân tăng cao, các hoạt động kích cầu du lịch được tổ chức dưới nhiều hình thức đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao; chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, thái độ phục vụ của cán bộ y tế được cải thiện, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội tiếp tục quan tâm, chú trọng triển khai; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh quan trọng của tỉnh, đảm bảo tuyên truyền đúng định hướng; các hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, thương mại như kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến giao thương tại các tỉnh và các nước được thực hiện thường xuyên; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để giữ ổn định mặt bằng giá thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát; cải cách thủ tục hành chính, rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được thực hiện mạnh mẽ; công tác chuyển đổi số được chú trọng thực hiện trong tất cả các lĩnh vực; kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Kinh tế thế giới còn biến động khó lường; tổng cầu trong và ngoài nước suy giảm, sức mua trong nước vẫn còn yếu, chưa kích thích được sản xuất và đầu tư; sản xuất công nghiệp tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp; giá cả nguyên vật liệu tăng cao, việc tiếp cận nguồn vốn và các nguồn cung-cầu nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến số lượng doanh nghiệp thành lập, đầu tư trong nước và nước ngoài đạt thấp; thu ngân sách từ nguồn thu sử dụng đất đạt thấp.

Thực hiện hoàn thành nhiệm vụ công tác 3 tháng cuối năm 2023, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục bám sát và quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó tập trung nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:

Tiếp tục triển khai quyết liệt các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Tập trung đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2023 và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 phục vụ các kỳ họp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND vào cuối năm.

Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 01/01/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh. Đẩy nhanh thực hiện công tác đấu giá, tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án thu tiền sử dụng đất đạt kết quả cao nhất.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đôn đốc các đơn vị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, đảm bảo đúng tiến độ. Chủ động điều hành và điều chỉnh kế hoạch vốn kịp thời, phù hợp nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn.

Quang Duy - Vân Nguyễn