Thứ hai 31/03/2025 16:45
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

14/11/2024 17:46
Chiến thắng của ông Trump và chính sách đối ngoại cứng rắn có thể thay đổi lớn chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế gì trong bối cảnh mới này?
Ông Trump trở lại Nhà trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Donald Trump sẽ chính thức trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025 với vai trò Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, nối tiếp sau nhiệm kỳ đầy biến động trước đó của ông khi từng là Tổng thống thứ 45.

Trong lần đầu nắm quyền, ông Trump đã gây chấn động khi rút Mỹ khỏi các hiệp định thương mại, khí hậu, và áp đặt thuế quan mạnh tay lên Trung Quốc, qua đó định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Trump cũng xa lánh các đồng minh châu Á tại các diễn đàn ngoại giao khi Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu. Các hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dù gây chú ý nhưng không đạt được thành quả lớn. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, xu hướng cô lập của Mỹ dưới thời ông Trump đã để lại dấu ấn dài lâu.

Tuy nhiên, lần trở lại này, giới lãnh đạo châu Á có thể đã chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những tác động từ chính sách đối ngoại mạnh mẽ của ông Trump. "Ông Trump sẽ không ngần ngại thực hiện các chính sách nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ, bất kể có gây bất lợi cho quốc gia khác", ông Biswajit Dhar, Giáo sư tại Hội đồng Phát triển Xã hội, nhận định và nhấn mạnh với sự ủng hộ mà ông Trump có được, ông sẽ làm việc này với quyết tâm cao hơn.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, PGS.TS Phạm Thị Thu Trà, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Kinh tế và Tài chính, Đại học RMIT Việt Nam cho biết: "Trong nhiệm kỳ mới sắp tới, ông Trump mang đến cam kết tái thúc đẩy chính sách kinh tế bảo hộ với trọng tâm là đẩy mạnh làn sóng thuế quan mới nhắm vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác, tiếp nối chính sách thương mại 'Nước Mỹ trên hết' mà ông đã áp dụng trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021)".

Bên cạnh chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump, xu hướng bảo hộ thương mại cũng sẽ đem lại không ít thách thức cho Việt Nam. PGS.TS Trà cho rằng, với chính sách thương mại khắt khe hơn so với các tổng thống trước, ông Trump có thể sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối với các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, và Việt Nam cũng nằm trong nhóm này.

Bà Trà thông tin, trong quá khứ, Việt Nam từng trở thành tâm điểm của các hoạt động chuyển giao trái phép khi một số công ty dán nhãn "Made in Vietnam" lên hàng hóa Trung Quốc để tránh thuế của ông Trump vào năm 2019. Năm 2020, Việt Nam cũng bị dán nhãn "thao túng tiền tệ" do định giá thấp đồng tiền, tạo ra thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ.

Tính đến cuối nhiệm kỳ đầu của ông Trump, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đạt gần 70 tỷ USD, con số này đã tăng lên 86,2 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Như vậy, chiến thắng của ông Trump cùng chính sách đối ngoại cứng rắn có thể sẽ thúc đẩy những thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vậy bên cạnh những thách thức, Việt Nam sẽ nắm bắt lợi thế nào trong bối cảnh mới này?

Chiến lược thuế quan của ông Trump bắt đầu vào năm 2018 với mức thuế 25% áp dụng lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, gây leo thang cuộc chiến thương mại âm ỉ nhiều thập kỷ nay với chính quyền Bắc Kinh. Mức thuế này có thể được nâng lên từ 10% đến 20% đối với hàng nhập khẩu nói chung và lên đến 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, bảo vệ sở hữu trí tuệ và giảm thiểu phụ thuộc vào chuỗi cung ứng quốc tế.

Theo bà Trà, thuế cao đánh vào hàng hóa Trung Quốc có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ chuyển sản xuất về nước hoặc dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng sang các nước khác. "Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và xung đột địa chính trị khiến chi phí giao dịch và vận chuyển gia tăng, Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam) cùng với Ấn Độ đang trở thành những điểm đến thay thế quan trọng. Các nước này không chỉ là thị trường lớn mà còn có chi phí lao động cạnh tranh hơn so với Trung Quốc. Với chính sách đối ngoại cứng rắn của ông Trump, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ càng mạnh mẽ hơn, mang lại lợi ích cho các nước trên", bà Trà nhận định.

Với các lợi thế về chi phí lao động và chính sách mở cũng như thuận lợi cho các nhà đầu tư, Việt Nam đang có cơ hội lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bà Trà nhận định, sự chuyển dịch này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt mở rộng hợp tác, gia nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao vị thế. Đặc biệt, các cơ hội bao gồm việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các tập đoàn lớn, tiếp cận công nghệ tiên tiến, và mở rộng năng lực sản xuất theo tiêu chuẩn chuỗi giá trị xanh và bền vững. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận các kỹ năng, phương pháp quản lý tiên tiến và khai thác các cơ hội sản xuất theo tiêu chuẩn chuỗi giá trị toàn cầu.

Dẫu vậy, bà Trà cũng lưu ý về những thách thức nội tại. Theo mô hình Smiling Curve (do ông Stan Shih, Chủ tịch hãng máy tính Acer phát triển năm 1992) đề xuất, Việt Nam hiện tập trung chủ yếu vào khâu lắp ráp, một giai đoạn trong chuỗi giá trị có giá trị gia tăng thấp. Thực tế, tỷ trọng xuất khẩu dựa trên gia công lắp ráp của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng mạnh, từ 21,44% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 lên 48,01% vào năm 2022. Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ là 13,51% cho Trung Quốc, 28,96% cho Thái Lan, 34,25% cho Singapore và 26,38% cho Malaysia. Đặc biệt là các nước này đều ghi nhận sự sụt giảm tỷ lệ qua các năm, trái với xu hướng của Việt Nam. Đây là một điểm Việt Nam cần lưu ý trong bối cảnh chuỗi cung ứng tiếp tục dịch chuyển sắp tới. Điều này đặt ra vấn đề cấp bách cho Việt Nam trong việc dịch chuyển từ một quốc gia gia công lắp ráp sang tạo ra giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng.

Bà Trà cho biết thêm, Việt Nam có lợi thế lớn khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển, song để tận dụng tốt nhất, các doanh nghiệp trong nước cần chuyển từ sản xuất giá trị thấp sang tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn. Đây là thời điểm để Việt Nam nâng cao trình độ quản lý, đầu tư vào công nghệ và đổi mới, đặc biệt là khi tham gia vào chuỗi cung ứng xanh.

"Trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh, Việt Nam có cơ hội và tiềm năng lớn, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp Việt Nam vững vàng trên con đường trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nắm bắt cơ hội từ sự dịch chuyển này để phát triển bền vững trong tương lai", bà Trà nhận định.

Tin bài khác
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TheoTS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV các nhà đầu tư Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tận dụng các cơ hội trong bối cảnh khó khăn.
Thị trường chứng khoán năm 2025 -  Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Thị trường chứng khoán năm 2025 - Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Theo Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng Ban Phát triển Thị trường Chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với mục tiêu nâng hạng và thu hút vốn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới tương lai đầy hứa hẹn. Cải cách, công nghệ và sản phẩm mới là chìa khóa thành công.
Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, như TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh trên KTSG Online, sự phát triển này không thể thiếu tư duy kinh tế thị trường. Nếu thiếu tư duy kinh tế thị trường đúng đắn, kinh tế tư nhân không chỉ bị kìm hãm mà còn có thể gây ra những bất ổn kéo dài.
TS. Võ Trí Thành: Ngành xây dựng tiếp thu công nghệ tốt nhưng cần tiến xa hơn

TS. Võ Trí Thành: Ngành xây dựng tiếp thu công nghệ tốt nhưng cần tiến xa hơn

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, ngành xây dựng Việt Nam đã tiếp thu công nghệ rất tốt, nhưng vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển công trình số và công trình xanh.
Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?

Giải pháp nào để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá?

Theo các chuyên gia, để kinh tế tư nhân có cơ hội trở thành trụ cột vững chắc của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP thì Nhà nước phải cải thiện thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và FDI.
Thí điểm sàn giao dịch tiền số, cách tiếp cận toàn diện và cân bằng

Thí điểm sàn giao dịch tiền số, cách tiếp cận toàn diện và cân bằng

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và tài chính, tiền kỹ thuật số đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững của loại tài sản này, Việt Nam cần phải xây dựng một khung pháp lý vững chắc và thận trọng. Ông Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đã chia sẻ quan điểm trên nhandan.vn về việc thí điểm sàn giao dịch tiền số tại Việt Nam, khẳng định sự cần thiết của một cách tiếp cận toàn diện và cân bằng.
Tín dụng ưu đãi và nhà ở xã hội: Giải pháp căn cơ cho người trẻ?

Tín dụng ưu đãi và nhà ở xã hội: Giải pháp căn cơ cho người trẻ?

Nhằm hỗ trợ người dưới 35 tuổi có cơ hội sở hữu nhà ở, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị 05 với trọng tâm là triển khai gói tín dụng ưu đãi. Chính sách này không chỉ mang lại cơ hội cho người trẻ hiện thực hóa ước mơ an cư mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và hệ thống tài chính.
Cần chấm dứt việc cấm doanh nhân xuất cảnh khi cơ quan thuế vẫn còn khả năng thu hồi

Cần chấm dứt việc cấm doanh nhân xuất cảnh khi cơ quan thuế vẫn còn khả năng thu hồi

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho rằng, cần chấm dứt việc cấm doanh nhân xuất cảnh chỉ vì nợ thuế khi cơ quan thuế vẫn có khả năng thu hồi.
Tạo động lực cho nữ doanh nhân vươn lên trong nền kinh tế

Tạo động lực cho nữ doanh nhân vươn lên trong nền kinh tế

Nữ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, nhưng họ vẫn cần nhiều hỗ trợ để phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.